Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 06:05

Tin nóng

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Thứ hai, 12/05/2025

Ngày Động vật hoang dã thế giới (3/3): Nỗ lực trong công tác bảo tồn

Thứ hai, 03/03/2025 10:03

TMO - Ngày 3/3 được chọn là Ngày Động vật hoang dã thế giới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các quốc gia trong công tác bảo tồn động hoang dã trước thực trạng suy giảm các loài nhanh chóng.

Trước đó, ngày 20 tháng 12 năm 2013, tại phiên họp thứ 68, Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đã tuyên bố ngày 3/3 -ngày ký Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) năm 1973 là Ngày Quốc tế động vật hoang dã của Liên hợp quốc để kỷ niệm và nâng cao nhận thức về các loài động vật hoang dã trên thế giới.  

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), số lượng động vật hoang dã toàn cầu đã giảm tới 73% chỉ trong vòng 50 năm qua. Báo cáo dựa trên việc tập hợp số liệu thống kê của gần 35.000 quần thể của 5.595 loài lưỡng cư, chim, cá, động vật có vú và bò sát. Sự suy giảm mạnh nhất đang diễn ra ở các hệ sinh thái nước ngọt (-85%), tiếp theo là hệ sinh thái trên cạn (-69%) và sau đó là hệ sinh thái biển (-56%). 

Xét theo khu vực, sự suy giảm sinh vật lớn nhất đang diễn ra tại khu vực châu Mỹ Latin, với mức giảm lên tới 95%. Xếp sau là châu Phi ở mức 76%; châu Á và Thái Bình Dương với 60%; Bắc Mỹ ở mức 39% và châu Âu là 35%. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, tốc độ suy giảm quần thể động vật hoang dã sẽ có thể tăng nhanh hơn trong những năm tới đây khi tình trạng nóng lên toàn cầu vẫn đang tăng tốc; khi các hiện tượng hạn hán, cháy rừng… vẫn đang gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu.

Ngày 3/3 được chọn là Ngày Động vật hoang dã thế giới. 

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) được đưa ra ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 1/7/1975. Tới nay, với 184 quốc gia thành viên, CITES là hiệp ước quốc tế về bảo tồn có số lượng thành viên lớn nhất toàn cầu. Mục đích của Công ước CITES nhằm bảo đảm việc thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã nguy cấp không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, và cũng đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật.

Việt Nam xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái và nguồn gen khác nhau. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động tham gia và thực hiện nhiều cam kết liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã như: Công ước đa dạng sinh học; Công ước buôn bán quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp; Công ước Ramsar để bảo vệ các loài, các khu vực đất ngập nước quan trọng có tầm quan trọng đối với các loài chim nước…

Nhằm phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ngày 8/1/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chiến lược đặt mục tiêu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể; đến năm 2030, bảo đảm ít nhất 3 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Đồng thời từ nay đến năm 2030, tập trung ưu tiên vào các dự án lớn, gồm: điều tra, đánh giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng và triển khai mô hình thí điểm bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng và triển khai mô hình thí điểm nhân nuôi, tái thả phục hồi quần thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị đe dọa tuyệt chủng.../.

 

 

LÊ HẰNG 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline