Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 23:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Ngành cao su chủ động thích ứng với quy định chống phá rừng của EU

Thứ bảy, 18/05/2024 11:05

TMO - Cao su là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường khu vực Liên minh châu Âu (EU) chịu sự kiểm soát về Quy định chống phá rừng (EUDR).

Ngày 29/6/2023, Quy định chống phá rừng (EUDR) do Liên minh châu Âu ban hành chính thức có hiệu lực. Theo quy định này, 7 nhóm mặt hàng, trong đó có cao su, sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU nếu quá trình sản xuất vi phạm các quy định của quốc gia xuất khẩu và/hoặc gây mất rừng, suy thoái rừng.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của EUDR là truy xuất nguồn gốc. Theo đó, các sản phẩm cao su được nhập khẩu vào EU cần đảm bảo truy xuất được tới các thửa đất nơi cao su được khai thác. Các doanh nghiệp nhập khẩu vào EU có thời gian 18 tháng (công ty lớn) hoặc 24 tháng (công ty vừa và nhỏ) để chuẩn bị cho việc đáp ứng các yêu cầu của EUDR. Đáp ứng với các yêu cầu của EUDR có vai trò quan trọng trong việc duy trì tiếp cận thị trường này. Quy định này ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng hàng hóa cao su không chỉ EU mà nhiều thị trường khác. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cao su của Việt Nam cần chuẩn phải có sự chuẩn bị để đáp ứng quy định trên.

Cao su là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chịu sự kiểm soát về Quy định chống phá rừng. 

Cao su là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam (bên cạnh gỗ và cà phê) xuất khẩu vào EU chịu sự kiểm soát của EUDR. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cao su nguyên liệu và sản phẩm cao su từ Việt Nam vào thị trường này đạt gần 470 triệu USD, tương đương 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. EU hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành cao su Việt Nam.

Nguồn cung cao su nguyên liệu đầu vào hiện nay cho ngành cao su Việt Nam gồm nguồn trong nước và nhập khẩu. Nguồn trong nước từ diện tích 918.000 ha trồng cao su, bao gồm nguồn cao su tiểu điền (cung trên 50% trong tổng lượng cung trong nước) và nguồn cao su đại điền (chiếm dưới 50%). Năm 2023, nguồn cung trong nước đạt khoảng 1,3 triệu tấn.

Hiện trên 200.000 ha cao su đã đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC, với 100% diện tích này thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Một diện tích nhỏ khoảng 6.000 ha thuộc một số doanh nghiệp tư nhân và nhóm hộ tiểu điền đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Diện tích còn lại chưa có chứng chỉ. Còn nguồn nhập khẩu ngày càng quan trọng.

Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 1,4 triệu tấn cao su nguyên liệu, với trên 80% từ Campuchia còn lại từ Lào và một số nguồn khác. Đầu ra xuất khẩu là các mặt hàng cao su, bao gồm cao su nguyên liệu và sản phẩm cao su. Đây là các mặt hàng có nguồn gốc từ cao su trong nước (đại điền, tiểu điền) và cao su nhập khẩu.

Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nắm bắt thông tin, Bộ đã cho xây dựng khung kế hoạch hành động thích ứng với quy định EUDR. Theo đó, Bộ sẽ cho thành lập hợp tác công - tư (PPP) trong thực hiện EUDR với ngành hàng gỗ và cao su. Thời gian dự kiến trong năm 2024 và Cục Lâm nghiệp cùng các đơn vị liên quan sẽ chủ trì xây dựng. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai các hoạt động, cuộc họp chuyên sâu nhằm tuyên truyền phổ biến và giải đáp thắc mắc liên quan quy định EUDR. Đồng thời, Bộ sẽ cho xây dựng bộ quy tắc ứng xử để xử lý các trường hợp đã gây mất rừng và suy thoái rừng.

Các sản phẩm từ cao su muốn nhập khẩu vào thị trường EU cần được đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm tới từng lô đất sản xuất ra các hàng hóa đó. 

Đề xuất các giải pháp hướng tới đáp ứng đầy đủ các quy định của EUDR và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong tương lai, các chuyên gia cho rằng: Để đáp ứng yêu cầu trong Quy định EUDR, các sản phẩm từ cao su muốn nhập khẩu vào thị trường EU cần được đảm bảo đã được thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm giải trình, bao gồm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm tới từng lô đất sản xuất ra các hàng hóa đó. 

Ngành hàng cao su Việt Nam cần đánh giá lại toàn bộ các nguồn cung, hệ thống hóa và tài liệu hóa kênh lưu thông và sản phẩm đầu ra. Đối với nguồn cung trong nước, cần thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc. Các doanh nghiệp có diện tích cao su tập trung cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nhằm đạt chứng chỉ quản lý bền vững. Đối với nguồn cao su nhập khẩu, thu thập thông tin và minh bạch về nguồn cung đóng vai trò tối quan trọng. Thông tin cần thu thập bao gồm nguồn gốc cao su nhập khẩu, các bên tham gia chuỗi, các quốc gia cung ứng, bằng chứng về các giao dịch giữa các bên và bằng chứng về sự tuân thủ với các quy định pháp luật của các bên tham gia chuỗi tại các quốc gia này. Với tình trạng chuỗi cung phức tạp và thiếu thông tin như hiện nay, nguồn cung nhập khẩu hiện chưa rõ nguồn gốc cần được tách bạch với các nguồn

Ngoài ra, Việt Nam, các quốc gia cung cao su nguyên liệu cho Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu các mặt hàng cao su từ Việt Nam cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về chuỗi cung, từ nguồn cung nguyên liệu đến các thị trường tiêu thụ các mặt hàng cao su. Việc ứng dụng các giải pháp số hóa, trí tuệ nhân tạo, blockchain thời gian thực có thể giúp đơn giản hoá, minh bạch và tiếp cận nhanh chóng các thông tin được chia sẻ giữa các bên liên quan trong chuỗi. 

 

 

Ngọc Ánh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline