Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

New Zealand ứng dụng bản đồ nhiệt trong ứng phó với động đất

Chủ nhật, 10/09/2023 07:09

TMO - Các nhà khoa học New Zealand vừa công bố một loại bản đồ nhiệt hiển thị mức độ rung chấn do động đất gây ra ở nhiều khu vực trên cả nước.

Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học địa chất và hạt nhân New Zealand, bản đồ nói trên hiển thị dữ liệu do các cảm biến chuyển động trên mặt đất thu thập được. Các cảm biến này được đặt tại các trạm địa chấn trên khắp New Zealand. Khi xảy ra động đất có độ lớn từ 3,5 trở lên, một công cụ phân tích sẽ tích hợp các dữ liệu nói trên, sau đó tự động thiết lập nên bản đồ, hiển thị rõ mức độ và phạm vi của các cấp độ rung chấn. Quá trình thiết lập bản đồ chỉ diễn ra trong vòng 10 đến 20 phút sau khi xảy ra động đất. Bản đồ này giúp hỗ trợ lực lượng ứng phó khẩn cấp xác định được phạm vi và mức độ rung chấn nào có thể gây thiệt hại nặng nề nhất đối với con người.

New Zealand công bố công cụ hỗ trợ ứng phó khẩn cấp đối với động đất. 

Người sử dụng có thể tiếp cận được bản đồ này thông qua trang mạng GeoNet chuyên theo dõi động đất của New Zealand. Sau đó, họ có thể phóng to bản đồ để nắm được mức độ rung chấn ở bất kỳ khu vực nào khi xảy ra động đất. Việc xác định mức độ rung chấn được hỗ trợ nhờ thang đo Mercalli. Thang đo này mô tả cường độ của một trận động đất dựa trên những hiệu ứng quan sát được. Ngoài ra, thang Mercalli cũng cho biết mức độ ảnh hưởng của động đất đối với cuộc sống con người và môi trường. Ví dụ, những người ở khu vực có cường độ rung chấn là 4 có thể cảm nhận sự rung lắc nhẹ.

Theo các nhà khoa học, việc bản đồ hiển thị mức độ và phạm vi của rung chấn có thể hỗ trợ công tác ứng phó khẩn cấp khi có thể xác định được thiệt hại tiềm ẩn đối với các tòa nhà và cơ sở hạ tầng. Theo đó, bản đồ có thể giúp lực lượng cứu hộ triển khai trước tiên phương án ứng phó khẩn cấp đối với những mục tiêu quan trọng nhất. Khi không xảy ra động đất, loại bản đồ này cũng hỗ trợ công tác đánh giá kỹ thuật, quản lý và nghiên cứu cơ sở hạ tầng để giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra.

New Zealand - nơi có 5 triệu người sinh sống, còn được biết đến với tên gọi "Shaky Isles" (tạm dịch là "Quần đảo rung lắc") do số lượng trận động đất mà nước này phải trải qua hằng năm. Đây là một trong những quốc gia nằm trên Vành đai Lửa - một vòng cung các đứt gãy địa chấn quanh Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và núi lửa.

 

 

Nguyễn Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline