Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

New Zealand: Sông băng liên tục bị thu hẹp

Thứ ba, 26/03/2024 07:03

TMO - Báo cáo của Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) cho thấy các sông băng ở nước này đang tiếp tục co lại và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Các chuyên gia tại NIWA tiến hành khảo sát tình trạng sông băng vào cuối Hè hằng năm kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Trưởng nhóm khảo sát của NIWA, nhà khoa học Andrew Lorrey cho biết: Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy bức tranh cảnh quan vốn tuyệt đẹp của New Zealand đang biến đổi. Băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục. 

Ảnh minh họa. 

Theo ông Lorrey, nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Có tới 8 năm trong số 10 năm ấm nhất trong lịch sử New Zealand (tính từ thời điểm bắt đầu thống kê) là trong thập kỷ qua. Năm 2023 là năm ấm thứ hai được ghi nhận  một xu hướng tương đồng với phần còn lại của thế giới, khi năm này 86% Trái Đất có nhiệt độ trên mức trung bình.

Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. Sông băng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân, giúp duy trì môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho các hồ, sông và đại dương. Theo ông Lorrey, sông băng cũng cung cấp nước cho các hồ thủy điện, tác động đến nguồn năng lượng tái tạo hiện có và đóng góp hàng triệu USD cho nền kinh tế New Zealand thông qua du lịch.

New Zealand là một trong số ít nơi có vĩ độ trung bình mà người dân sống gần sông băng. Khi đến thăm New Zealand, mọi người đều có thể dễ dàng quan sát các sông băng. Tuy nhiên, điều này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, các đoàn du lịch ngày càng phải đi sâu vào vùng núi mới có thể tiếp cận sông băng.

 

 

Minh Diệp 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline