Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 23:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

Nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ nhật, 22/06/2025 07:06

TMO - Ban Bí thư yêu cầu cần quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ" chủ động ứng phó với thiên tai có thể xảy ra.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Công văn số 65 gửi các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan, yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Văn bản nêu rõ: Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nước ta diễn ra rất phức tạp, bất thường. Mặc dù hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong phòng ngừa, ứng phó, nhưng thiên tai vẫn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản; ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, sản xuất và đời sống nhân dân.

(Ảnh minh họa)

Để khắc phục tình trạng này, Ban Bí thư đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội: Tăng cường chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm, xác định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên của toàn hệ thống chính trị. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quán triệt, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Rà soát, phân cấp, nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy, lực lượng, phương tiện-vật tư và hậu cần tại chỗ.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chủ động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Chủ động nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng tuyên truyền, chủ động, hướng dẫn, tổ chức việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cho cán bộ, đảng viên; kỹ năng nhận biết, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là ở cơ sở trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức tốt công tác vận động, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; lan tỏa tinh thần tương thân tương ái và sự đoàn kết trong toàn xã hội trong trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra.

Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước, khẩn trương củng cố lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm đủ năng lực hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan; chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức tốt việc kiểm tra, rà soát các khu vực, khu dân cư có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai để chủ động ứng phó. Quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực, chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ" chủ động ứng phó với thiên tai có thể xảy ra.

Tập trung nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng vùng miền. Đề xuất các giải pháp đầu tư đồng bộ từ việc xây dựng quy hoạch vùng xung yếu; quy định các tiêu chuẩn, định mức công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của phòng chống thiên tai.

Ban Bí thư yêu cầu nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai. Đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Ưu tiên trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai. Tổ chức thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà Việt Nam tham gia.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline