Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 06:07

Tin nóng

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

Thứ ba, 15/07/2025

Nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo tồn rừng

Thứ hai, 14/07/2025 06:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn rừng. Thông qua mô hình giao khoán, quản lý rừng gắn với sinh kế, người dân địa phương trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ tài nguyên rừng. Cách làm này không chỉ giúp giữ gìn hệ sinh thái mà còn góp phần phát triển kinh tế bền vững tại chỗ.

Tại Lâm Đồng, việc bảo tồn rừng không còn là nhiệm vụ riêng của cơ quan chức năng mà đã trở thành trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư sinh sống gần rừng. Các chương trình lồng ghép giữa bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế đang được triển khai rộng rãi, giúp người dân nhận thức rõ hơn giá trị của tài nguyên rừng trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều hộ gia đình đã chủ động tham gia tuần tra, trồng cây, phòng cháy chữa cháy rừng và giám sát hoạt động khai thác trái phép. Đồng thời, các tổ nhóm cộng đồng được thành lập để chia sẻ thông tin, phối hợp bảo vệ diện tích rừng được giao khoán. Chính quyền địa phương cũng chú trọng tập huấn kiến thức, hỗ trợ công cụ, kỹ thuật để người dân tham gia quản lý rừng hiệu quả hơn.

Nhờ vậy, tỷ lệ vi phạm lâm luật giảm đáng kể, nhiều khu rừng tự nhiên dần được phục hồi. Việc trao quyền và nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng không chỉ tăng hiệu quả bảo vệ rừng mà còn tạo sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, hình thành nền tảng vững chắc cho phát triển lâm nghiệp bền vững trong tương lai.

Ngành Kiểm lâm tỉnh  nhận định, thời gian qua, lực lượng kiểm lâm, các đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương. Nhờ đó, công tác theo dõi tình hình tại các khu vực giáp ranh và những vùng nhạy cảm được chú trọng, góp phần ổn định tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Theo số liệu thống kê tại thời điểm trước sáp nhập, tổng diện tích có rừng và diện tích rừng đã trồng chưa thành rừng trên địa bàn các xã, phường, đặc khu của khu vực phía Đông và ven biển Lâm Đồng là 349.454,7 ha. Trong đó, đất có rừng 342.369,5 ha và đã trồng cây rừng là 7.085,2 ha. Diện tích rừng trồng và rừng trồng chưa thành rừng nằm phân bố trên các khu vực trọng điểm cháy rừng, với loài cây trồng chủ yếu là các loài keo, phi lao, bạch đàn… tiếp giáp với các khu vực dân cư, đất canh tác nông nghiệp của người dân nên có nguy cơ cao về cháy rừng.

Người dân được ngành chức năng hướng dẫn các biện pháp phòng chống cháy rừng. 

Đáng chú ý, vùng trọng điểm cháy rừng cấp II, III (có nguy cơ cháy cao vào mùa khô) có 241.423 ha, chiếm 77,7% diện tích có rừng. Đáng chú ý, khu vực này có khí hậu khô hạn, nên nguy cơ cháy rừng cao, phần lớn diện tích rừng năm trên địa hình đồi núi. Do đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của lực lượng chuyên môn.

Ngành Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, trong nửa đầu năm 2025, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn đã phát hiện lập hồ sơ xử lý vi phạm Luật Lâm nghiệp 116 vụ, giảm 72 vụ so với cùng kỳ năm 2024, gồm các hành vi như phá rừng trái pháp luật; khai thác rừng trái phép; vận chuyển, mua bán lâm sản; tàng trữ lâm sản trái phép… và không xảy ra điểm nóng phá rừng. Qua đó, đã xử phạt hành chính 131 vụ, hiện còn 39 vụ đang theo dõi và thông báo truy tìm đối tượng theo quy định. Số lượng lâm sản tịch thu 76,73 m3 gỗ các loại, động vật tịch thu 1,3 kg, giá trị lâm sản ngoài gỗ 4,99 triệu đồng…

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã phát hiện và xử lý kịp thời 6 trường hợp cháy. Trong đó, có 5 trường hợp chỉ cháy lớp thực bì dưới tán rừng, được lực lượng chức năng phát hiện, chữa cháy kịp thời, không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

Cũng trong mùa khô năm 2025, các đơn vị chủ rừng đã có các biện pháp làm giảm vật liệu cháy. Đồng thời, tiến hành tu sửa đường băng cản lửa, các biển báo, biển cấm lửa tại các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao. Song song, tổ chức trực ban, phân công lực lượng canh phòng cháy rừng tại chòi canh, các khu vực trọng điểm.

Ngoài công tác PCCCR, trong nửa đầu năm nay, diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn của của các xã, phường, đặc khu (cũ) của tỉnh là 3.279 ha.

Ngành và các địa phương đã thực hiện trồng 637 ha rừng trồng sản xuất, trong đó gồm 89 ha của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận và 548 ha ngoài quy hoạch. Các đơn vị đã gieo tạo trên 3,34 triệu cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn, gồm các loài cây chủ yếu như keo lai, bạch đàn.

Lực lượng Kiểm lâm tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng nhất là trong cao điểm nắng nóng. 

Điều này cho thấy hiệu quả của việc triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng từ gốc, góp phần giữ vững diện tích rừng hiện có. Mục đích nhằm đảm bảo duy trì độ che phủ rừng 43% và tỷ lệ che phủ chung 55% theo kế hoạch.

Sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, tỉnh Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi hơn trong quản lý nhà nước và phân bổ nguồn lực phát triển. Quy mô địa bàn hợp lý giúp tinh gọn bộ máy, giảm chồng chéo chức năng giữa các cơ quan, từ đó nâng cao hiệu quả điều hành. Việc tập trung dân cư và tài nguyên cũng tạo thuận lợi cho quy hoạch tổng thể, đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững. Đồng thời, sáp nhập góp phần tăng cường đoàn kết cộng đồng và mở rộng không gian phát triển đô thị, nông thôn.

Trước đó, ngày 17/6/2025 UBND tỉnh Lâm Đồng (cũ) đã ban hành Kế hoạch (số 6638/KH-UBND) về việc thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030.

Trong đó, kế hoạch sẽ tập trung vào việc bảo tồn hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ngành lâm nghiệp. Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030, diện tích rừng đặc dụng đạt 84.230ha, rừng phòng hộ 147.240ha và rừng sản xuất 306.270ha.

Việc nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong bảo tồn rừng tại Lâm Đồng đang chứng minh hiệu quả rõ nét, không chỉ về mặt quản lý tài nguyên mà còn ở khía cạnh xã hội. Khi người dân trở thành chủ thể tham gia bảo vệ rừng, các hành vi xâm hại rừng giảm mạnh, đồng thời ý thức giữ gìn môi trường sinh thái được lan tỏa rộng khắp.

Mô hình này cũng góp phần gắn kết lợi ích giữa bảo tồn và phát triển, giúp người dân vừa bảo vệ được rừng, vừa cải thiện sinh kế qua các hoạt động như trồng rừng, du lịch sinh thái, sản xuất nông – lâm kết hợp.

Thực tiễn tại Lâm Đồng cho thấy, khi cộng đồng được trao quyền, được hỗ trợ đúng mức và có cơ chế khuyến khích phù hợp, công tác giữ rừng sẽ đạt được tính bền vững. Đây là hướng đi cần tiếp tục được duy trì và nhân rộng để giữ gìn lá phổi xanh cho Nhân dân.

 

Lại Tùng

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline