Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Nâng cao năng lực ứng phó với tình trạng ngập úng đô thị

Thứ hai, 07/11/2022 12:11

TMO - Từ tình trạng ngập nặng tại thành phố Cần Thơ trong hai đợt triều cường vừa qua, các chuyên gia nhấn mạnh, thành phố cần đẩy mạnh quy hoạch, phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu, qua đó hạn chế những ảnh hưởng tới hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. 

Cần Thơ được đánh giá là khu vực bị tác động nặng nề trong các khu vực gánh chịu hậu quả do biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Bên cạnh tác động của BĐKH và nước biển dâng thì hệ thống công trình thoát nước còn hạn chế; áp lực của quá trình đô thị hóa và thay đổi bề mặt đô thị; lấn chiếm kênh rạch, vứt rác thải xuống cống; những bất cập trong công tác quản lý thoát nước, quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông; chưa có bộ cơ sở dữ liệu hạ tầng thoát nước đô thị thể hiện đầy đủ về hiện trạng mạng lưới, cao độ nền của toàn thành phố.  

Triều cường dâng cao khiến nhiều khu vực đô thị tại TP Cần Thơ ngập sâu, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cũng như hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ảnh: TTX  

Viện Quy hoạch Xây dựng (Sở Xây dựng TP Cần Thơ), cho rằng: Biến đổi khí hậu nằm trong quy định của pháp luật về công tác lập quy hoạch, cũng như quản lý các đồ án, quá trình phát triển đô thị. Do đó, đối với tình trạng ngập úng do lũ kết hợp với triều cường cùng lúc xảy ra, công tác thực hiện đồ án quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị thời gian tới cần tính đến yếu tố bất ngờ xảy ra; định hướng khu vực Ninh Kiều đã có Dự án 3 với hệ thống đê bao và cống ngăn triều, cơ bản cốt nền không cần phải tôn cao ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lực xã hội; còn các khu vực còn lại cần tính toán lại câu chuyện cốt nền. 

Ngoài ra, các chuyên gia đánh giá tình trạng ngập lụt đô thị do triều cường, hệ thống cống thoát nước cũ và mới chưa đồng bộ, do mưa. Kịch bản xấu nhất là kết hợp cả triều cường, mưa và thoát nước không kịp. Do đó, Cần Thơ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chống ngập như triển khai đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước, đối với khu vực đô thị mới hiện nay một số nơi đã có hiện tượng ngập cũng cần có giải pháp. Ngoài ra, khi ngập cũng phải có giải pháp điều tiết giao thông phù hợp, cảnh báo tuyến đường ngập, giờ ngập và hướng dẫn tuyến đường có thể đi lại để giảm thiểu tác động ngập lụt đô thị. 

Những năm gần đây, mỗi khi triều cường dâng cao, nhiều tuyến đường ở khu vực đô thị thành phố Cần Thơ thường xuyên bị ngập nặng. Theo thống kê, trong kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch (tính từ ngày 9/10 đến ngày 14/10), địa bàn quận Ninh Kiều đã có 83 tuyến đường bị ngập (đỉnh triều cường năm 2019 chỉ có 61 tuyến đường bị ngập). Nhiều tuyến đường ngập sâu từ 0,45 - 0,7 m. Trước thực trạng trên, thành phố đã phối hợp với đơn vị tư vấn đưa ra kế hoạch kiểm soát nước, quản lý mực nước trong vùng lõi đô thị TP.Cần Thơ với đề xuất vận hành ô bao bảo vệ hơn 2.600ha thuộc vùng lõi của thành phố. 

Nhiệm vụ quy hoạch đô thị thích ứng cao với biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng ngập úng được nhấn mạnh  

Theo đó, đến năm 2025, vùng lõi TP Cần Thơ sẽ có 4 mặt đê kiên cố bao quanh từ đường nối Cách mạng Tháng 8 với Đường tỉnh 918, kè dọc sông Mương Khai - Cái Sơn, kè dọc sông Cần Thơ, đường Cách mạng Tháng 8 và giáp ranh với phường Cái Khế. Đê bao này sẽ bảo vệ trên diện tích hơn 2.600ha vùng lõi của thành phố thuộc 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Theo kịch bản, tại các đoạn trên vùng lõi hơn 2.600ha trên, sẽ có các công trình kiểm soát nước, các cống và các trạm bơm; cải tạo các kênh hở; cải tạo mạng lưới thoát nước ngầm và hệ thống thoát nước có cửa cống tự động.

Khi mực nước sông dâng cao từ 0,6 đến 2,4m sẽ vận hành các cửa xả kiểm soát nước. Vào mùa khô sẽ mở cống hoàn toàn vì không có nguy cơ ngập lụt. Trong đó, kiểm soát và quản lý tình trạng khô cạn trên các kênh và duy trì quản lý mực nước tại các tiểu khu. Nếu lượng mưa lớn hơn 30,9mm trùng với thời điểm triều cường dâng cao sẽ đóng các cửa cống lại và vận hành các m

Mới đây, thành phố đã công bố danh mục hồ, kênh/rạch không được san lấp trên địa bàn thành phố với 63 hồ, kênh rạch (có tên cụ thể) cùng với các hồ, kênh rạch còn lại có chức năng điều hòa vi khí hậu, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, bảo vệ nguồn nước. Quận Ninh Kiều có hai hồ nhân tạo là hồ Xáng Thổi (rộng 65.000 m2; có chức năng tạo cảnh quan môi trường, điều hòa vi khí hậu) và hồ Búng Xáng (rộng 180.000 m2; có chức năng tạo cảnh quan môi trường, trữ nước, chống ngập đô thị, điều hòa vi khí hậu). Đa phần các hồ, kênh, rạch khác tại các quận, huyện đều là tự nhiên. Theo các chuyên gia, ở khu vực đô thị, tình trạng bê tông hóa, xây dựng lấn chiếm hoặc san lấp luôn các ao hồ, kênh, rạch khiến nước không còn không gian thoát cũng là một trong những nguyên nhân khiến trình trạng ngập lụt đô thị ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo đề xuất của Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ) giải pháp khả thi cho phương án ứng phó với tình trạng ngập úng đô thị là xây dựng mạng lưới cộng tác viên (tương tự hệ thống cảnh báo giao thông trên sóng phát thanh) để thông báo tại chỗ. Để có thể thông tin kịp thời tình hình ngập úng thì có thể dùng các phương tiện phổ biến như nhắn tin qua các ứng dụng, sóng radio. Người dân sẽ thông báo cụ thể vị trí họ đang đứng ngập sâu bao nhiêu thì sẽ chính xác hơn bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào. 

 

 

Hoàng Nam 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline