Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nâng cao năng lực phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ sáu, 16/09/2022 09:09

TMO - Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là sự gia tăng của các hình thái thời tiết cực đoan, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo... hạn chế tối đa thiệt hại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Hậu, có bờ biển dài 72km với 93,76km đê biển, gồm 3 tuyến Cù Lao Dung dài 22,47km; Trần Đề (nay là quốc lộ Nam Sông Hậu) dài 15,4km; Vĩnh Châu dài 55,89 km và 160 cống; 65 tuyến kênh cấp 1 với 1.040km.

Trong những năm gần đây, thiên tai trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa dông, lốc, sét, sạt lở, triều cường, xâm nhập mặn... Mùa mưa bão, thiên tai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa dông, lốc, sét, sạt lở, triều cường, xâm nhập mặn... Trong khi đó, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển những năm gần đây không theo quy luật, thời gian và địa điểm nên công tác phòng, chống gặp nhiều khó khăn

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hơn 30 đoạn đường, đê bị sạt lở với tổng chiều dài hơn 700 mét. Tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh khá gay gắt, nhất là địa bàn huyện Cù Lao Dung. Tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây diễn ra gay gắt, đặc biệt trong các tháng mùa mưa, sạt lở xảy ra khá thường xuyên. Với huyện Kế Sách, sạt lở diễn ra trên các cồn thuộc sông Hậu (như Phong Nẫm, An Tấn, An Công, Mỹ Phước...) các kênh nội đồng tại Rạch Mọp (khu vực UBND xã An Mỹ)... 

Tình trạng sạt lở bờ sông đang gia tăng mức độ nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Văn Sỹ 

Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết mấy năm gần đây do ảnh hưởng khí hậu và dòng chảy, tình hình sạt lở đê biển, bờ biển xảy ra chủ yếu trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Có đoạn bờ biển, sóng biển làm thiệt hại nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển. Thậm chí có đoạn đai rừng phòng hộ còn rất mỏng, khoảng 10 – 30m và cá biệt có đoạn đê biển không còn rừng phòng hộ để ngăn, chắn sóng nên sóng biển vỗ ập trực tiếp vào thân đê, uy hiếp hệ thống đê biển.

Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã xảy ra gần 20 vụ dông, lốc làm sập và tốc mái hơn 80 căn nhà, 1 người bị thương nhẹ, diện tích lúa bị ảnh hưởng gần 1.000 ha; sạt lở bờ bao, đê cồn 60 đoạn, chiều dài hơn 3 ngàn 400 mét. Ước tính thiệt hại trên 40 tỷ đồng.

Từ thực tế trên, Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Nam, từ nguồn dự phòng ngân sách, tỉnh đã hỗ trợ huyện Kế Sách 5,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở đê cồn; hỗ trợ huyện Long Phú 3,1 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ sông trên địa bàn xã Song Phụng, xã Phú Hữu.

Để chủ động ứng phó với BĐKH, tỉnh Sóc Trăng hiện đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đê sông, đê biển kém ổn định và xung yếu để đảm bảo an toàn các tuyến đê, nâng cao khả năng ứng phó với các tình huống thiên tai ngày càng tăng do BĐKH và nước biển dâng; triển khai các giải pháp thích ứng để phòng chống hiệu quả với thiên tai tại vùng ven biển và các cù lao trên sông Hậu thuộc địa bàn tỉnh.

Tỉnh Sóc Trăng huy động các nguồn lực tập trung triển khai các dự án kè đê sông, đê biển nhằm hạn chế thiệt hại. Ảnh: Hữu Đức 

Từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, tỉnh hoàn thiện và đưa vào hoạt động các công trình hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai, cụ thể: thi công cống Ba Rẹt thuộc Dự án hạ tầng thiết yếu phát triển nông nghiệp các vùng sản xuất tập trung chủ động phòng, chống hạn mặn tỉnh Sóc Trăng (kinh phí 14,5 tỷ đồng); triển khai Dự án nâng cấp đê cồn huyện Kế Sách (kinh phí 40 tỷ đồng).

Triển khai Dự án chống sạt lở huyện Cù lao Dung (kinh phí 82 tỷ đồng); tiếp tục thi công công trình chống sạt lở chợ Cầu Lộ, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, giai đoạn 2 (kinh phí 22 tỷ đồng); đang triển khai Dự án chống sạt lở Đại Ngãi - Rạch Mọp huyện Long Phú (kinh phí 30 tỷ đồng); thi công thí điểm Dự án kẻ ngầm từ cống số 2 đến cống số 4 đê biển Vĩnh Châu thuộc xã Lai Hòa - Vĩnh Tân (kinh phí 30 tỷ đồng); đưa vào hoạt động cống Xóm Chùa, Thị xã Vĩnh Châu (kinh phí 12 tỷ đồng)…

Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” từ lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo bằng nhiều hình thức đa dạng. 

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp Đài Khí tượng Thủy văn Sóc Trăng thực hiện tốt công tác thông báo, dự báo về triều cường, thời tiết nguy hiểm, áp thấp nhiệt đới, bão, xâm nhập mặn. Tỉnh tiếp tục tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai; quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, xác định khu vực nguy hiểm, có kế hoạch di dời dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ cao.

Địa phương này đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH; đồng thời triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí lại dân cư, trong đó kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại vùng sát bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao nhằm tránh rủi ro và ưu tiên dành không gian thoát lũ để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ giữ vai trò quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai tại tỉnh. Ảnh: Chanh Đa 

Tỉnh Sóc Trăng cũng đã phối hợp với các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang triển khai xây dựng đề án liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau, gồm 09 lĩnh vực cần liên kết về phòng chống thiên tai, thích ứng với BĐKH, nước biển dâng; bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học...; liên kết với các trường đại học, tổ chức quốc tế triển khai các dự án liên quan đến tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản, trồng rừng ven biển... 

Ngoài ra, địa phương thực hiện công tác điều tra, đánh giá, thống kê tài nguyên nước để có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách hợp lý và bền vững; tăng cường giám sát, bảo vệ tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước; đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ngọt phục vụ cho sản xuất trong điều kiện hạn hán, xâm nhập mặn do tác động của BĐKH; đầu tư các dự án bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển đề phòng chống xói lở; hoàn thiện và triển khai mô hình canh tác, nuôi trồng thủy sản tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước và ít phát thải... 

 

 

Hải Minh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline