Hotline: 0941068156

Thứ tư, 03/07/2024 19:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 03/07/2024

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh

Thứ sáu, 21/06/2024 07:06

TMO - Lực lượng kiểm lâm của bốn tỉnh bao gồm: Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk đã tổ chức hàng nghìn đợt tuần tra, truy quét, phát hiện, xử lý tại khu vực giáp ranh, kịp thời phát hiện hàng trăm vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh.  

Tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, giáp ranh với năm tỉnh Bình Định, Đắk Lắk, Phú Yên, Kon Tum, Quảng Ngãi. Trong đó, vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk có chiều dài 418km, trải dài qua nhiều huyện. Phần lớn diện tích rừng nằm ở địa thế, địa hình phức tạp, hiểm trở; điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều hạn chế do vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk nhiều nơi không có điện lưới, sóng điện thoại di động, không đường đi lại.

Bên cạnh đó, các vùng giáp ranh là nơi lưu giữ hệ động thực vật phong phú, có tính đa dạng sinh học cao, hệ thực vật và động vật rất phong phú, đa dạng, nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. Đặc biệt, tại đây có Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng (huyện Kbang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) và các khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai); An Toàn (huyện An Lão, tỉnh Bình Định); Ea Sô (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk)… 

Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các đơn vị, ngành chức năng vùng rừng giáp ranh đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; tích cực vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, không xâm canh, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Qua các đợt phối hợp kiểm tra, truy quét tại vùng giáp ranh, các lực lượng phối hợp còn vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong rừng, ven rừng, các chủ thuyền, xe ôtô thường vận chuyển lâm sản trái phép.

Từ khi ký các Quy chế phối hợp đến nay, lực lượng Kiểm lâm các địa phương đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng tổ chức được 861 đợt tuyên truyền với hơn 31.477 lượt người tham gia; ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 191 hộ dân tại các xã giáp ranh của bốn tỉnh. Công tác trao đổi nắm bắt thông tin, tình hình vi phạm; phối hợp xác minh xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cũng được các tỉnh triển khai phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả.

Lực lượng kiểm lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với kiểm lâm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Ảnh: TTX. 

Các lực lượng của bốn tỉnh đã tổ chức 1.876 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện, xử lý tại khu vực giáp ranh, kịp thời phát hiện 565 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh, trong đó có 37 vụ hình sự, 528 vụ hành chính, diện tích rừng bị phá 45.470m2. Lâm sản tịch thu gồm: 613,41m3 gỗ các loại; 137,734 ster (đơn vị tính thể tích gỗ) và 12.915kg củi; 24.020kg gốc, cành nhánh; 500kg than; hai cây bằng lăng, 19 cây giáng hương; tịch thu 202 phương tiện, công cụ các loại; xử phạt hơn 2 tỷ đồng.

Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh. Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh, tổng diện tích đất có rừng của huyện gần 29 nghìn ha. Trong đó, rừng tự nhiên gần 23 nghìn ha, rừng trồng hơn 6 nghìn ha. 

Giai đoạn 2018-2023, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, chủ rừng và một số xã có rừng giáp ranh thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Khu vực rừng và đất rừng giáp ranh với huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) có chiều dài khoảng 24 km, địa hình phức tạp, trữ lượng lâm sản lớn, phong phú về chủng loại nên tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly-cho biết: Đơn vị đang quản lý hơn 12 ngàn ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong đó, xã Ia Kreng có 7 tiểu khu nằm dọc sông Sê San, giáp ranh với xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy. Thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản giữa 2 bên, đơn vị thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng xã Ia Kreng, kiểm lâm địa bàn trao đổi thông tin với các đơn vị liên quan của huyện Sa Thầy để nắm bắt những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh. 

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh thì cho biết: Đơn vị đang quản lý gần 12 nghìn ha rừng và đất rừng, trong đó, nhiều tiểu khu giáp ranh với tỉnh Kon Tum, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đường mòn, địa hình phức tạp. Để quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực này, đơn vị thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, truy quét lâm tặc trên lâm phần quản lý; phân công viên chức phụ trách các tiểu khu giáp ranh với tỉnh Kon Tum phối hợp với lực lượng dân quân, Công an xã Hà Tây và 80 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên diện tích 3 nghìn ha rừng. 

Cộng đồng dân cư giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại các vùng giáp ranh. Ảnh: BGL. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp quản lý khu vực giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: khu vực rừng giáp ranh chủ yếu là vùng núi cao, địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống các sông, suối, có độ dốc lớn, đi lại rất khó khăn nên công tác tuần tra, bảo vệ rừng gặp nhiều hạn chế.

Hệ thống đường giao thông ngày càng được thông tuyến và mở rộng, trong khi đó khu vực giáp ranh có diện tích rừng lớn, chủ yếu là rừng tự nhiên, các đối tượng xâm hại rừng hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh, manh động, vào các ngày nghỉ, ngày lễ, ban đêm, gây khó khăn cho các lực lượng khi thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra truy quét bảo vệ rừng, đặc biệt trong công tác tạm giữ, vận chuyển tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng để nắm bắt tình hình và tổ chức lực lượng phối hợp ngăn chặn có nơi, có lúc chưa kịp thời, thường xuyên. Mặc khác, do lực lượng kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mỏng, chưa tương xứng với diện tích rừng quản lý nên công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn…

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản rừng giáp ranh, thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường rừng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng khu vực giáp ranh với các tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành...

Các đơn vị chủ động nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, kiểm soát lâm sản tại các địa bàn trọng điểm, các vùng giáp ranh có nguy cơ bị xâm hại cao để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm của các tỉnh giáp ranh; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hiện tượng xâm canh, xâm cư, có biện pháp giải quyết, xử lý đúng quy định pháp luật các trường hợp vi phạm.../.

 

 

Lê Diệp

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline