Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 17:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng tại Đạ Huoai

Chủ nhật, 04/12/2022 05:12

TMO - Là một huyện của tỉnh Lâm Đồng, khoảng hơn chục năm trở lại đây bà con nông dân các xã của huyện Đạ Huoai đã đưa cây sầu riêng vào trồng đại trà để thay thế dần các loại cây trồng cho giá trị kinh tế không cao như: khoai mì, điều, keo…

Trong khoảng chục năm trở lại đây, khi mà sầu riêng- một loại trái cây của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” trở nên đắt giá, người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích và đón nhận đông đảo, thì cũng là lúc mà rất nhiều nông dân tại các tỉnh miền Nam của nước ta đưa giống cây này vào trồng đại trà, với mong muốn được… đổi đời nhờ giá trị kinh tế cao của nó.

Thông thường, sau khoảng hơn 5 năm “làm bạn”, vun trồng, chăm sóc, tính từ lúc đặt hom cây giống, sầu riêng mới bắt đầu cho trái và cho thu hoạch. Những năm gần đây, sầu riêng thực sự lên ngôi khi giá của loại trái này luôn ổn định ở mức cao, từ 40-70.000 đồng/kg, tuỳ từng thời điểm trong năm. Ngay cả ở lúc rộ mùa như năm nay vào thời điểm tháng 6,7, mặc dù giá sầu riêng có giảm hơn mọi năm đôi chút nhưng các vựa trong vùng vẫn thu mua của bà con nông dân với mức giá từ 40-45.000 đồng/kg.

Chị Lan chuẩn bị sầu riêng vừa thu hoạch để bán cho thương lái 

Khi các vườn sầu riêng sai trĩu trái, đầu ra ổn định, giá lại khá cao đã thực sự mang lại niềm vui cho bà con nông dân ở Đạ Huoai nói riêng, cũng như các địa phương trồng sầu riêng ở khu vực miền Nam nước ta nói chung. Chị Lê Thị Lan (xã Hà Lâm), chủ nhân của vườn sầu riêng 8 năm tuổi với diện tích 5 sào cho biết, từ 3 năm nay gia đình chị mỗi năm đều có nguồn thu từ 300 đến 400 triệu từ sầu riêng.

Chị Lan chia sẻ: “Cách đây gần chục năm, trước khi đưa cây sầu riêng vào trồng gia đình tôi vẫn trồng khoai mì không chỉ vất vả mà cho thu nhập hàng năm rất thấp. Khi đó, một người em họ xa nhà ở huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cứ vận động vợ chồng tôi đưa sầu riêng vào trồng nhưng mới đầu hai vợ chồng tôi còn đắn đo bởi nghĩ chả biết loại cây đó liệu có ăn thua gì không, trồng có khó không…(?!). Và rồi chúng tôi đi tới quyết định thay thế diện tích vốn vẫn trồng khoai mì bằng cây sầu riêng…”. Cũng theo chị Lan, giai đoạn đầu trồng sầu riêng cũng lo lắng, thậm chí vất vả vì cây còn nhỏ chưa có thu nên kinh tế vô cùng eo hẹp. Khi sầu riêng cho trái, nguồn thu có kinh tế gia đình chị Lan đã dần ổn định, khấm khá, và nếu giá sầu riêng cứ giữ ở mức trên 40.000 đồng/kg trong nhiều năm tới, thì việc gia đình chị giàu lên bằng canh tác sầu riêng là điều gần như chắc chắn…

Các đây 10 năm gia đình bà Nguyễn Thị Hồng, năm nay 61 tuổi (xã Ma Đa Guôi) bắt đầu trồng sầu riêng trên diện tích gần 1 héc ta vốn xưa kia trồng cây keo. Được biết, bà Hồng cũng “bắt chước” một người bà con ở tỉnh Đắk Lắk, khi thấy họ trồng sầu riêng… có ăn, vì vậy bà đã bàn với chồng rồi đưa đến quyết định trồng sầu riêng. Bà Hồng cho hay: “Năm đó nhà tôi phải đi vay vốn ngân hàng để mua hom giống trồng sầu riêng, rồi cuộc sống vô cùng vất vả vì mất tới 5 năm không có nguồn thu gì cả. Mãi tới khi cây sầu riêng bắt đầu cho trái thì cả gia đình bắt đầu có nguồn thu ổn định. Những năm gần đây, cây lớn, số lượng trái nhiều, giá lại ổn định ở mức cao, nên chả giấu gì anh mỗi vụ sầu riêng qua đi gia đình tôi cũng có nguồn thu mấy trăm triệu đồng…”.

Mở rộng diện tích, phát triển thương hiệu sầu riêng đã mang lại niềm vui lớn cho nhiều người dân tại huyện Đạ Huoai 

Qua tìm hiểu, được biết trên địa bàn huyện Đạ Huoai nhiều gia đình có thu nhập từ 300 triệu đồng đến hơn 6 tỷ đồng/năm từ sầu riêng. Tính tới nay toàn huyện Đạ Huoai có tới trên 4.000 héc ta, trong đó hình thành vùng chuyên canh sầu riêng ứng dụng công nghệ cao tại xã Hà Lâm với diện tích khoảng 300 héc ta, tại xã Phước Lộc với gần 100 héc ta…Cây sầu riêng đã được người Pháp đưa vào trồng thử nghiệm tại Đạ Huoai từ những năm 1920 của thế kỷ trước, nhưng nó không được chú trọng phát triển, và mãi tới cách đây chừng hơn chục năm loại cây này mới được bà con trồng và phát triển đại trà. 

Với các giống phổ biến được trồng ở địa phương là: Ri6, Monthong, Chín Hoá…, thì trong những năm gần đây loại cây trồng này không chỉ mang lại niềm vui cho người nông dân bởi giá trị kinh tế cao, mà thương hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai” đã, đang được… khẳng định, khi nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết tới vì chất lượng thơm ngon tuyệt hảo của nó. Mong muốn của người dân huyện Đạ Huoai nói riêng, và bà con nông dân trồng sầu riêng ở nước ta nói chung có được niềm vui trọn vẹn hơn nữa, đó là cơ quan chức năng, những nhà làm kinh tế, ngoài thị trường trong nước ra thì cần tìm thật nhiều bạn hàng tại các nước trên thế giới để loại trái cây được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” được vươn rộng, đi xa, để lúc đó “đầu ra” của trái sầu riêng luôn được ổn định…

 

 

Bài và ảnh: Đặng Đức

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline