Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 07:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Nâng cao chất lượng môi trường làng nghề

Thứ ba, 10/05/2022 20:05

TMO - Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy hoạt động tại các làng nghề, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh An Giang còn chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường làng nghề, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

An Giang hiện có 29 làng nghề được công nhận, nằm trên địa bàn TP Long Xuyên, thị xã Tân Châu và các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên. Trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, thuộc 4 nhóm ngành nghề: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan đát, cơ khí nhỏ; dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống dân cư nông thôn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, nguồn gây ô nhiễm môi trường làng nghề chủ yếu là chất thải rắn thông thường, phát sinh từ hoạt động của hộ gia đình, công nhân, lao động tại cơ sở... 

Tỉnh An Giang tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường làng nghề 

Qua thống kê, toàn tỉnh An Giang có 17/29 làng nghề phát sinh chất thải nguy hại. Tuy nhiên, các loại chất thải này hiện đang được xử lý như rác thải sinh hoạt, tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (bánh phồng Phú Mỹ, rèn Phú Mỹ, mộc gia dụng Tấn Mỹ, mộc Chợ Thủ, mộc Mỹ Luông, dây keo Mỹ Hội Đông, lò trấu Long Điền B...).

Có 9/29 làng nghề phát sinh nước thải sản xuất với lưu lượng khoảng 0,0036-1,49m3/hộ/ngày, xả thải ra môi trường tự nhiên mà chưa qua xử lý. Ngoại trừ một số hộ sản xuất của làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống bánh phồng Phú Mỹ có bố trí bể lắng sơ bộ tự nhiên trước khi xả ra sông Tiền, còn lại chưa được trang bị hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.

Nhằm kiểm soát chất lượng môi trường làng nghề, đảm bảo sự phát triển bền vững, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển làng nghề gắn với phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường làng nghề để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường tại các làng nghề được lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo chất thải phát sinh được thu gom, xử lý đúng quy định.

Đồng thời, khuyến khích các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất và xử lý môi trường, hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm tại các làng nghề. Điều tra, thống kê, báo cáo số liệu, đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề, từ đó tái cơ cấu ngành nghề làng nghề phù hợp. Tăng cường thanh, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của các làng nghề.

Làng nghề đóng xuồng xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới. Ảnh: Thanh Tùng 

Đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề, áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thực hiện thu gom, phân loại, tập kết chất thải rắn đúng nơi quy định; đối với chất thải nguy hại (nếu có) phải thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định.

Để theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường làng nghề, tỉnh đã quan trắc chất lượng môi trường không khí tại làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), tần suất 2 lần/năm. Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng không khí đảm bảo tốt theo QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, chỉ ô nhiễm nhẹ bởi tiếng ồn.

Đối với làng nghề lò trấu, đóng xuồng ghe, đan đát, nón lá, đan giỏ nylon (huyện Chợ Mới), hoạt động theo quy mô hộ gia đình, không đăng ký kinh doanh, tỉnh yêu cầu UBND xã cho các hộ làm cam kết xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đúng quy định, không được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.

Năm 2022, tỉnh An Giang tiếp tục hướng dẫn thực hiện thủ tục bảo vệ môi trường cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc làng nghề; kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Lập phương án bảo vệ môi trường đối với làng nghề còn lại để khắc phục, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường. Tăng cường quan trắc, giám sát môi trường làng nghề và kiểm kê nguồn thải. Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường làng nghề, nhằm nâng cao năng lực quản lý, ý thức chấp hành trong sản xuất - kinh doanh.

 

Minh Châu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline