Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 11:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Năm 2022: Mùa khô có thể tương đương năm trước

Thứ tư, 19/01/2022 16:01

TMO - Theo Ủy ban sông Mekong Việt Nam dự kiến, trong năm 2022, Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ lại có thêm một mùa khô thiếu nước, nhưng mức độ không trầm trọng như mùa khô năm 2020, có thể sẽ tương đương như mùa khô năm 2021.

Theo phân tích của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, trong mùa lũ năm 2021, tổng lượng mưa trung bình trên toàn lưu vực sông Mekong đạt khoảng 1.086 mm, thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm (giai đoạn 2012 - 2020) là 1.132 mm. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ cũng chỉ đạt 240 tỷ m3, thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm là 21%, tuy nhiên cao hơn mùa lũ năm 2020 khoảng 14% và cao hơn 6% so với mùa lũ năm 2019.

Quan trắc cho thấy, tổng lưu lượng lũ năm 2021 qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc khá thấp. Mực nước tại trạm Tân Châu luôn ở mức dưới giá trị trung bình nhiều năm, mực nước lớn nhất trong mùa lũ chỉ đạt 2,73 m (vào ngày 22/10) thấp hơn mức báo động I là 0,8 m. Mặc dù dòng chảy được bổ sung do lượng mưa cuối mùa tăng ở thượng nguồn, nhưng tổng lượng dòng chảy mùa lũ qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc cũng chỉ đạt 249 tỷ m3, cao hơn khoảng 37 tỷ m3 so với năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm khoảng 40 tỷ m3, tương đương 14%.

Biểu đồ minh họa tổng lượng dòng chảy sông Mekong đến Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong mùa khô năm 2020 - 2021. (nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên nước)

Các chuyên gia phân tích, trong cả mùa lũ, lượng mưa ở hầu hết các khu vực trên lưu vực đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lượng mưa thiếu hụt 15% so với trung bình nhiều năm. Các khu vực khác như vùng Bắc Lào và Thái Lan, vùng Trung, Nam Lào và Tây Nguyên, vùng Châu thổ sông Mê Công có lượng mưa thiếu hụt từ 5% đến 10% với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm. Chỉ riêng vùng Đông Bắc Thái Lan là có lượng mưa xấp xỉ giá trị trung bình nhiều năm.

Do lượng mưa trong mùa khô 2021 vùng Hạ lưu vực sông Mekong thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 20%, nên nền tài nguyên nước đầu mùa lũ 2021 ở mức thấp, đồng thời trong thời gian đầu mùa lũ ít mưa, nên các hồ chứa gia tăng tích nước để cung cấp cho nhu cầu tưới, do đó trong mùa lũ sử dụng nước ở vùng thượng nguồn tăng khoảng 5% so với trung bình nhiều năm.

Cũng do dòng chảy mùa khô năm 2021 khá thấp, đồng thời vào đầu và giữa mùa lũ thiếu mưa dẫn đến các hồ chứa trong vùng Hạ lưu vực đều tăng cường tích nước phục vụ phát điện trong mùa lũ 2021 và chuẩn bị nguồn nước cho mùa khô năm 2022.

Về diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2022. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO vẫn tiếp tục ở trạng thái La Nina đến hết tháng 02/2022 với xác suất khoảng 90%; từ tháng 3-5/2022 ENSO vẫn ở trạng thái La Nina nhưng yếu hơn với xác suất khoảng 50%. Sau đó, nhiệt độ mặt nước biển tiếp tục tăng và ENSO có khả năng chuyển dần sang trạng thái trung tính.

Uỷ hội sông Mekong quốc tế cho rằng, mùa khô 2022, tình hình mưa trên lưu vực sông Mê Công vẫn có xu thế ít mưa ở khu vực thượng nguồn và mưa nhiều hơn ở khu vực hạ nguồn với tổng lượng mưa xấp xỉ với trung bình nhiều năm. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào mùa khô 2022, tổng lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ thiếu hụt so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-20%.

Theo các thông tin thu thập được, đến tháng 12 năm 2021, các hồ chứa trên Hạ lưu vực đã tích lượng nước cao hơn so năm 2020 từ 5-10% tổng dung tích,và cũng đã gần tương đương trung bình nhiều năm cùng kỳ, do vậy sẽ không căng thẳng và sẵn sàng cho việc xả nước cho phát điện và cấp nước tưới cho mùa khô năm 2022.

Sơ bộ có thể đánh giá, trong mùa khô 2022, sử dụng nước tại các quốc gia thượng nguồn vùng Hạ lưu vực sông Mekong gia tăng: Lào tăng khoảng 5%, Campuchia tăng khoảng 10% và Thái Lan tăng khoảng 10% so với giá trị sử dụng nước trung bình nhiều năm (giai đoạn 2000 – 2018).

Việc gia tăng sử dụng nước sẽ tác động trực tiếp đến giai đoạn kiệt nhất của dòng chảy đến Đồng bằng sông Cửu Long là giai đoạn từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 4, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian này. Như vậy, Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ lại có thêm một mùa khô thiếu nước nhưng mức độ không trầm trọng như mùa khô năm 2020, có thể sẽ tương đương như mùa khô năm 2021.

 

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline