Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 08:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Mùa xuân và ‘Tết trồng cây’

Chủ nhật, 11/02/2024 09:02

TMO - Mùa xuân khởi đầu của một năm mới, tiết trời ấm áp cùng với những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh. Thời tiết thuận lợi, cây trồng đúng kỹ thuật sẽ sinh trưởng tốt.

Ngày nay, khi mà vấn đề môi trường, biến đổi của khí hậu đang ngày càng là thách thức lớn của nhân loại, chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn về việc trồng cây xanh, bởi cây xanh không chỉ dừng lại ở làm đẹp cảnh quan mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong giúp điều hòa không khí, ngăn chặn hiểm họa thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất đá.

Đối với Việt Nam, có thể ví “một cuộc cách mạng về cây xanh” thực sự khi Chính phủ phê duyệt Đề án “trồng 1 tỷ cây xanh” trong giai đoạn 2021-2025. Chỉ sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay cả nước đã trồng được trên 750 triệu cây và hiện các địa phương trên cả nước đang tích cực triển khai đề án này, đặc biệt tại các khu đô thị và trồng rừng.

"Tết trồng cây" đã trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp. 

Đối với các khu dân cư từ nông thôn đến đô thị, có thể nói, cây xanh mang cả tính vật chất và tinh thần, gắn bó với cuộc sống, với tâm hồn người dân và để duy trì và phát triển các khu đô thị ngày càng xanh hơn thì trách nhiệm trồng cây, bảo vệ cây không chỉ là của riêng các cấp chính quyền, hoạt động này luôn cần có sự chung sức, đồng lòng của đông đảo cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân. Thông qua các hoạt động thực tiễn, thường xuyên như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học, nơi công cộng sẽ góp phần tăng diện tích cây xanh, giảm ô nhiễm môi trường, ngăn chặn gia tăng biến đổi khí hậu.

Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, đế quốc Mỹ rắp tâm muốn hủy diệt thiên nhiên Việt Nam, con người Việt Nam, ném hàng vạn tấn bom đạn và rải chất độc hóa học xuống nhiều vùng rừng núi nước ta, chúng hủy diệt môi sinh, phá hoại màu xanh của đất nước. Chính vì lẽ đó, ngày 1/1 Tết Ất Tỵ (1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây, mở đầu bài viết bằng hai câu thơ lục bát dễ thuộc, dễ nhớ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”.

Từ lâu, câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim con người Việt Nam, kể từ đó cho tới nay, đã thành một truyền thống tốt đẹp, mỗi dịp xuân về là “Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định rằng, phong trào “Tết trồng cây” góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nêu rõ giá trị của việc trồng cây, gây rừng mà còn chỉ rõ những hậu quả và thiệt hại khi chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không hợp lý: “Ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều” và “nếu rừng kiệt thì không còn gì và mất nguồn nước thì ruộng mất màu, gây ra lụt và hạn hán”. Trong Di chúc để lại trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây hoa làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.

Phong trào “Tết trồng cây” đầu xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân gìn giữ qua nhiều thế hệ, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Phong trào trồng cây, gây rừng luôn được các cấp chính quyền quan tâm, toàn dân ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể. Và mỗi “Tết trồng cây” cũng là dịp để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, vai trò, tác dụng to lớn của cây xanh, của rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline