Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 09:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Mở rộng mảng xanh trong quy hoạch, phát triển đô thị

Thứ tư, 06/09/2023 07:09

TMO - Với mật độ dân số ngày càng cao tại các đô thị cũng như tác động từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ thì việc mở rộng mảng xanh đô thị được đánh giá là giải pháp quan trọng trong cải thiện chất lượng môi trường sống khu vực này. 

Trong quy hoạch, không gian cây xanh là một chức năng rất quan trọng và được coi như lá phổi của đô thị. Tuy nhiên, việc gia tăng nhanh diện tích mặt không thấm của đất đô thị, đồng thời việc giảm mạnh tỷ lệ không gian xanh của thành phố gây ra nhiều tác động xấu đến chất lượng môi trường sống như tăng nhiệt độ không khí của thành phố do hiện tượng bức xạ nhiệt của bê tông; gia tăng chất thải và vấn đề chôn lấp xử lý chất thải ở các khu nhà đô thị tập trung cao; gia tăng ngập lụt; suy giảm chất lượng và khối lượng nguồn nước ngầm do mất bề mặt thấm nước tự nhiên... 

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40-50% cường độ bức xạ mặt trời.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, hiện nay, việc quản lý và duy trì, phát triển quỹ đất cây xanh đô thị tại nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, nhất là với các quỹ đất cây xanh còn xảy ra tại một số địa phương trong quá trình phát triển đô thị, kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, lĩnh vực cây xanh đô thị hiện nay đang chủ yếu sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư và trồng, chăm sóc, duy trì, chưa nhận được sự quan tâm của nguồn vốn tư nhân tham gia.

Các đô thị hầu hết chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài các quỹ đất đã được quy hoạch công viên, cây xanh. Ngoài ra, việc phát triển các loại cây giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng của địa phương đòi hỏi khoa học và công nghệ hiện đại, trong khi tại nhiều địa phương chưa thể chủ động trong lĩnh vực này. Vì vậy, tại các đô thị đang rất cần sự hỗ trợ về nguồn giống, quy trình chăm sóc, bảo vệ từ cây non đến khi trưởng thành…

Trước thực tiễn nêu trên các địa phương đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện chính sách quản lý và phát triển cây xanh đô thị; trong đó đảm bảo không gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh theo quy định phù hợp với thực tiễn triển khai quản lý tại các địa phương. Cùng với đó, các địa phương kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn, các định mức kinh tế kỹ thuật về cây xanh; bổ sung các chế tài xử lý khi chủ đầu tư các dự án không dành quỹ đất trồng cây xanh.

Thành phố Hải Phòng tăng cường mở rộng diện tích, tăng chỉ tiêu đất cây xanh. Ảnh: VQ. 

Hải Phòng là đô thị loại I có lịch sử truyền thống, gắn với quá trình xây dựng và phát triển lâu đời. Thời gian qua, địa phương này đạt nhiều dấu ấn mới trong công tác cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị nhất là việc mở rộng diện tích “mảng xanh”. Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2040, đất cây xanh - thể dục thể thao đô thị khoảng 14.200 - 15.000 ha, trong đó cây xanh công viên sử dụng công cộng khoảng 4.400 - 4.800 ha; với mục tiêu không chuyển đổi quỹ đất cây xanh công viên hiện hữu sang mục đích khác, tăng cường mở rộng diện tích, tăng chỉ tiêu đất cây xanh kết hợp thể dục thể thao bình quân đầu người; khi di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội đô ra các khu, cụm công nghiệp nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống nhân dân thành phố, tăng lỷ lệ đất cây xanh đô thị tạo cảnh quan, nâng cao chỉ tiêu cây xanh, công viên, vườn hoa.

Thành phố Hải Phòng tập trung triển khai các chương trình về cơ chế hỗ trợ vật tư, cải tạo một số công viên, vườn hoa và trồng mới cây xanh trên địa bàn các quận, trồng mới thêm 3.302 cây xanh; Giai đoạn 2021-2025, đầu tư bổ sung 62 công viên vườn hoa cho khu vực 07 quận với tổng diện tích khoảng 71ha. Từ năm 2022 đến nay đã đầu tư xây dựng hoàn thành 02 công viên tại phường Đông Hải 2 và Đằng Hải quận Hải An; hiện đang triển khai các thủ tục về đầu tư của các công viên còn lại. Giai đoạn 2023-2025, dự kiến đầu tư tiếp 54 công viên, vườn hoa, góp phần hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I và hướng tới tiêu chí đô thị loại đặc biệt vào năm 2030.

Thời gian qua, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại II, trong đó có hệ thống công viên, cây xanh. Theo thống kê của ngành chức năng, hệ thống cây xanh đô thị của toàn thành phố khoảng 15.000 cây, chủ yếu là dầu rái, sao đen, lim xẹt, bằng lăng, bò cạp vàng, giáng hương, chuông vàng… Toàn thành phố có 22 khu công viên và hoa viên với tổng diện tích hơn 226 ha. Những năm qua, hệ thống công viên cây xanh được thành phố quan tâm, mở rộng mảng xanh, thực hiện đầu tư nhiều dự án công viên cây xanh trên toàn thành phố. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn về cây xanh đô thị, bình quân đất cây xanh đô thị trên dân số khu vực nội thị chỉ đạt 6,76 m2/người (theo chỉ tiêu đô thị loại I từ 10 – 15 m2/người), nên chưa đạt theo yêu cầu. Bình quân diện tích cây xanh công cộng trong khu vực nội thị chỉ đạt 4,1 m2/người, cũng chưa đạt theo chỉ tiêu đô thị loại I từ 5 – 6 m2/người. 

Thành phố Phan Thiết thực hiện các dự án công viên, cây xanh theo danh mục dự án đầu tư trên địa bàn. 

Để đạt mục tiêu Phan Thiết trở thành đô thị loại I vào giai đoạn 2025 - 2030, ngành chức năng của thành phố đã đề ra các giải pháp cụ thể. Thực hiện các dự án công viên, cây xanh theo danh mục dự án đầu tư. Tiến hành nâng cấp các công viên cây xanh hiện có trên địa bàn. Đảm bảo đất cây xanh đô thị đạt 7 m2/người vào năm 2025; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt trên 4,5 m2/người.

Đặc biệt, thực hiện các dự án công viên, cây xanh theo danh mục dự án đầu tư: Chỉnh trang cụm Công viên Tháp nước (đoạn từ đường Lê Hồng Phong đến đường Trần Hưng Đạo); Công viên Thương Chánh và đường ven biển; Sửa chữa, nâng cấp Công viên Đồi Dương, Công viên Hùng Vương; Hoa viên khu dân cư Kênh Bàu; Công viên phía Nam thành phố; Công viên dọc bờ sông Cà Ty; Công viên dọc Kênh Bàu… và nhiều khu công viên vườn hoa khác. Đồng thời, cải tạo, nâng cấp các công viên trên địa bàn thành phố và cây xanh tập trung, vườn hoa của đô thị và trong khu dân cư theo quy hoạch, đảm bảo duy trì đạt tối đa tiêu chuẩn đất cây xanh khu vực công cộng khu vực nội thị.

Là đô thị trung tâm của tỉnh nên tốc độ đô thị hóa trên địa bàn TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) diễn ra nhanh. Hiện nay, TP.Biên Hòa là đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số lớn nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố  Biên Hòa hiện có 23 công viên do thành phố quản lý với diện tích gần 18ha. Ngoài ra, còn có một số công viên do các đơn vị quản lý như khu công viên ở Văn miếu Trấn Biên, công viên Quảng trường tỉnh… cùng với đó là hệ thống tiểu đảo, khuôn viên cây xanh tại các tuyến đường giao thông, khu dân cư. Tuy nhiên, việc có đến 6 khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn khiến cho mảng xanh đô thị Biên Hòa còn nhiều hạn chế.

Những năm qua, để khắc phục tình trạng thiếu mảng xanh cũng như các không gian công cộng phục vụ nhu cầu của người dân, TP.Biên Hòa cũng đã chú trọng đến việc xây dựng các công viên kết hợp trồng mới cây xanh nhằm gia tăng thêm mảng xanh cho đô thị Biên Hòa. Tuy nhiên, tỷ lệ cây xanh tập trung trên đầu người tại đô thị Biên Hòa vẫn còn cách rất xa tiêu chuẩn quy định. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh sử dụng công cộng trên đầu người của thành phố mới chỉ đạt khoảng 1,8m2/người dân. Để đạt được tiêu chuẩn theo quy định, TP.Biên Hòa cần có thêm 600-700ha cây xanh.

Tại tỉnh Đồng Nai, công viên Biên Hùng là nơi đáp ứng nhu cầu vui chơi của người dân cũng vừa là nơi tạo ra mảng xanh cho không gian đô thị Biên Hòa. Ảnh: ĐNG. 

Để tăng diện tích cây xanh tập trung, TP.Biên Hòa đang rà soát, bổ sung quy hoạch các công viên cây xanh trên địa bàn. Trong đó, khu rừng thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa quản lý và công viên cây xanh được quy hoạch tại cù lao Hiệp Hòa được xác định sẽ là 2 công viên cây xanh lớn của thành phố trong tương lai. Bên cạnh đó, TP.Biên Hòa sẽ kêu gọi đầu tư đối với công viên cây xanh đã được quy hoạch tại cù lao Hiệp Hòa. Đây là khu công viên cây xanh tập trung được quy hoạch với quy mô khoảng 100ha. Theo tính toán, nếu 2 công viên cây xanh trên được đầu tư, TP.Biên Hòa sẽ có thêm khoảng 200ha cây xanh tập trung. Đây là diện tích cây xanh rất lớn, quý giá để hướng tới mục tiêu “phủ xanh” đô thị, đáp ứng tiêu chí của một đô thị loại I.

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng với nhiều dự án hạ tầng cơ sở cũng như nhà ở đang mọc lên. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng chật chội thì nhu cầu tận hưởng những không gian xanh của cư dân đô thị đang ngày càng trở nên cấp thiết. Phát triển không gian xanh góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi và phát huy giá trị của hệ sinh thái đô thị; đưa yếu tố tự nhiên vào sâu trong không gian và trong mọi hoạt động của cộng đồng xã hội, cũng như khôi phục môi trường sống lý tưởng cho các loài sinh vật tự nhiên. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị bền vững và có khả năng thích ứng hiệu quả với sự thất thường và ngày càng khắc nghiệt của thời tiết.

 

 

Lê Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline