Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Mở rộng không gian xanh trong quy hoạch, phát triển đô thị

Thứ năm, 13/04/2023 12:04

TMO - Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn, tỉnh Bình Định đang triển khai nhiều giải pháp nỗ lực thực hiện mục tiêu  phát triển hệ thống cây xanh phù hợp với định hướng quy hoạch đô thị... hướng đến việc xây dựng không gian xanh, bền vững.

Bình Định hiện có 20 đô thị từ loại V trở lên, gồm: 1 đô thị loại I (Quy Nhơn), 1 đô thị loại III (An Nhơn), 2 đô thị loại IV (Hoài Nhơn và thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn), 16 đô thị loại V. Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 22 đô thị; 5 năm tiếp theo thêm 21 đô thị.

Sở Xây dựng Bình Định cho biết: Tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị bình quân toàn tỉnh hiện đạt khoảng 4,09 m2/người. Trong 20 đô thị hiện hữu có 8 đô thị đảm bảo tỷ lệ này từ 3,48 - 8,75 m2/người; 12 đô thị còn lại, từ đô thị bao phủ chưa đảm bảo chỉ tiêu (TX An Nhơn 3,6 m2/người, TX Hoài Nhơn 2,86 m2/người) cho đến những đô thị tỷ lệ cây xanh còn rất ít khi chỉ đáp ứng tỷ lệ từ 0,03 - 2,77 m2/người (như các thị trấn An Lão, Phù Mỹ, Bình Dương, Diêu Trì, Tuy Phước, Vân Canh và các xã An Hòa, Mỹ Chánh, Phước Lộc, Phước Hòa). 

Tỉnh Bình Định nỗ lực mở rộng diện tích "mảng xanh" đô thị. Ảnh: ND. 

Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu đến năm 2025 tăng thêm khoảng 334 ha đất cây xanh đô thị (đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị hơn 278 ha). Diện tích cần bổ sung này tập trung cho TX An Nhơn (hơn 64 ha), huyện Tuy Phước (hơn 48 ha), TX Hoài Nhơn (hơn 31 ha)…Giai đoạn 2025 - 2030 sẽ phải tiếp tục đầu tư thêm 250 ha (đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị hơn 195 ha).

Cùng với 5 đô thị loại V hiện nay, đến năm 2030 huyện Tuy Phước sẽ có thêm 4 đô thị loại V, với chỉ tiêu tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đạt 4 m2/người. Để đảm bảo tỷ lệ cây xanh đô thị theo đúng quy hoạch, Sở Xây dựng yêu cầu các địa phương rà soát và lập quy hoạch chung, phân khu, chi tiết đảm bảo yêu cầu đầu tư, xây dựng nhằm phát triển cây xanh đô thị. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và những khu vực công cộng trong đô thị; cây xanh đường phố...

Nhằm thúc đẩy phát triển cây xanh đô thị, hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, phát triển bền vững, thành phố Quy Nhơn tiếp tục triển khai các giải pháp về quy hoạch cây xanh đô thị, nâng cao chất lượng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, trồng mới, thay thế cây xanh và tăng cường công tác quản lý hệ thống cây xanh hiện có trên địa bàn.

Giai đoạn 2023 - 2025, thành phố sẽ đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh công cộng, các công viên, vườn hoa, cây xanh có quy mô lớn, đẹp, mang tính thẩm mỹ cao, với diện tích khoảng 31,4 ha, kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 197,88 tỷ đồng, tại: Khu dân cư khu vực 2 Vân Hà, phường Nhơn Phú; Công viên cây xanh trung tâm xã Nhơn Lý; Khu Đô thị - Du lịch - Văn hóa - Thể thao hồ Phú Hòa; các khu dân cư trung tâm xã Nhơn Hải; khu dân cư phía Đông chùa Bình An, phường Nhơn Bình... Qua đó, hình thành điểm nhấn, thu hút người dân và du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, tạo điểm nhấn cho đô thị. Mục tiêu đến năm 2025, đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh đô thị ở TP Quy Nhơn đạt 7 - 12 m2/người.

Giai đoạn 2026 - 2030, thành phố tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh, đường phố, công viên công cộng cho các khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn, gồm: Khu dân cư khu phố 4, phường Trần Quang Diệu; khu dân cư khu phố 1 và 4, phường Đống Đa; khu đất phía Tây Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, phường Nhơn Phú; đầu tư xây dựng hoàn thiện khu lâm viên và chỉnh trang khu vực núi Bà Hỏa tại các phường Quang Trung, Ngô Mây và Lê Hồng Phong; Khu đô thị mới khu vực Chợ Góc, phường Nhơn Bình; Khu đô thị Nam đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú... với diện tích khoảng 29,7 ha, kinh phí dự kiến khoảng 187,58 tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, TP Quy Nhơn có tỷ lệ đất cây xanh đô thị đạt 10 - 15 m2/người.

Cùng với các địa phương khác tại tỉnh, TP Quy Nhơn đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh đô thị ở TP Quy Nhơn đạt 7 - 12 m2/người. Ảnh: N.Dũng.  

Tỉnh Bình Định có kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh được xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mang bản sắc, đặc trưng riêng của từng đô thị, gắn mục tiêu tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn trở thành Trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

Trên cơ sở báo cáo dự thảo của Sở Xây dựng về Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng lưu ý lộ trình, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh được xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải có tầm nhìn, tư duy đổi mới, thật sự có chất lượng, hiệu quả, có tính khả thi để triển khai thực hiện; phải nghiên cứu, có giải pháp phát triển hệ thống cây xanh sử dụng công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh mang bản sắc, đặc trưng riêng của từng đô thị, gắn mục tiêu tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn trở thành Trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26, ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị.

Đồng thời rà soát, bổ sung cho tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh; trong đó, bao gồm các đô thị hiện hữu, đã được công nhận (kể cả đô thị loại V chưa công nhận thị trấn) và các đô thị dự kiến hình thành của giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phải rà soát hiện trạng, đánh giá tổng quan, đầy đủ, cụ thể thực trạng về quy mô, diện tích, chất lượng của hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa tại các đô thị; việc đầu tư, vận hành, duy tu, bảo dưỡng; việc bàn giao, tiếp nhận hệ thống cây xanh sử dụng công cộng từ chủ đầu tư các dự án khu đô thị; mô hình quản lý hệ thống cây xanh của các địa phương. Tập trung đánh giá các tồn tại, hạn chế, bất cập, từ đó có giải pháp trong thời gian đến cho phù hợp, hiệu quả, khả thi.

Chỉ tiêu về diện tích cây xanh đô thị bình quân trên mỗi người dân phải lồng ghép chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết số 06 ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 của Chính phủ, phải có định hướng phát triển lâu dài, thật sự chất lượng, hiệu quả; có kế hoạch xây dựng, hình thành các công viên, vườn hoa, cây xanh có quy mô lớn, đẹp, mang tính thẩm mỹ cao, có nét đặc trưng riêng, hình thành điểm nhấn, thu hút người dân và du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí, tạo điểm nhấn cho đô thị.

Theo báo cáo về hiện trạng cây xanh, trong đó có nhóm cây xanh đô thị tại Việt Nam của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện nay Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ cây xanh đô thị trên mỗi người dân ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế (10 m2/người). Trong đó, đất để trồng cây xanh trong các đô thị mới chỉ đạt 0,5 m2/người. Tại Hà Nội và TP.HCM, chỉ tiêu này cũng không quá 2 m2/người, chỉ mới bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới (khoảng 20 - 25 m2 cây xanh/người)…

Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị, việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Để đô thị có được những không gian xanh đúng nghĩa, các chuyên gia quy hoạch cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ để nhân rộng các khoảng xanh trong thành phố, đặc biệt là trên các tuyến đường kiểu mẫu, các dự án khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng. Một đô thị xanh phải có môi trường sống xanh với một tổng thể kiến trúc xanh đơn lẻ được sắp xếp hài hòa và quản lý theo quy hoạch của kiến trúc đô thị.

 

 

Mai Hoàng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline