Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 17:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Mê Linh (Hà Nội): Vì sao dự án được cấp phép gần 20 năm vẫn chưa thể triển khai?

Thứ bảy, 22/01/2022 14:01

TMO - Mặc dù được phê duyệt từ năm 2003, nhưng Dự án cho thuê đất làm dịch vụ xây dựng và trồng cây lâu năm tại khu vực Dìa Ải, thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội vẫn không được triển khai. 

Toà soạn nhận được đơn thư của ông Phạm Văn Nhâm, thường trú tại thôn Phú Hữu, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội phản ánh về dự án “Dịch vụ, xây dựng nhà và trồng cây lâu năm” của ông tại khu vực Dìa Ải thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được UBND huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc (Nay là huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) cấp phép triển khai từ năm 2003. Tuy nhiên, sau 19 năm vẫn chưa thể thực hiện.

Đơn kêu cứu của ông Phạm Văn Nhâm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2003 ông Nhâm làm tờ trình gửi các cơ quan của huyện Mê Linh xin được cấp phép thực hiện Dự án “Dịch vụ, xây dựng nhà và trồng cây lâu năm” trên khu đất hoang hoá tại khu Dìa Ải thôn Phú Nhi, xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là huyện Mê Linh, TP. Hà Nội). Tờ trình của ông đã được các cơ quan ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc cho phép triển khai, việc đó đã được ghi nhận bằng Hợp đồng thuê đất và bàn giao mốc giới giữa phòng TNMT huyện Mê Linh và ông Phạm Văn Nhâm ký ngày 29/12/2003, tổng diện tích đất được giao: 3.412m2, mốc giới được xác định từ giáp nhà ông Xuyên đến hàng cây xã Đại Thịnh, ký hiệu chỉ giới đất EFGH’HIKMOPP, ông Nhâm đã hoàn thành nghĩa vụ thuế một lần với nhà nước năm 2004 cho toàn bộ thời gian 49 năm thuê đất.

Văn bản khẳng định quyền sở hữu của ông Nhâm gửi PV.

Ngay sau khi bàn giao đất và phân định mốc giới đất, ông Nhâm chuẩn bị nhân lực, vật lực để triển khai dự án nhưng cán bộ huyện Mê Linh và xã Thanh Lâm “chỉ đạo miệng” thông tin về kế hoạch mở rộng tuyến đường DT35 và đề nghị ông Nhâm hoãn thời gian triển khai dự án, khi nào hoàn tất thi công đường DT35 sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Sau khi tuyến đường DT35 thi công xong, ông Nhâm triển khai dự án nhưng tiếp tục bị Công ty khai thác công trình thủy lợi Mê Linh cản trở với lý do “hệ thống mương nước tưới tiêu phía sau dự án có điều chỉnh đã chồng lấn lên phần diện tích đất được giao cho ông để thực hiện dự án”, ông Nhâm đề nghị cung cấp các văn bản thể hiện việc chồng lấn đất nhưng Công ty khai thác công trình thủy lợi Mê Linh tuyệt nhiên không cung cấp được.

Ngoài ra,  đất của ông còn bị công trình liền kề của gia đình bà Nguyễn Thị Thùa xây dựng nhà cửa và các công trình phụ lấn chiếm trái phép lên phần đất được cấp cho ông gây cản trở không cho ông thực hiện dự án, UBND Xã Thanh Lâm đã tiến hành làm việc với các bên, bà Thùa cũng đã cam kết hoàn trả lại mặt bằng cho ông Nhâm nhưng mặc nhiên từ 2020 đến nay bà Thùa không có bất cứ động thái nào về việc hoàn trả phần diện tích lấn chiếm trái phép nêu trên.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực Dìa Ải thôn Phú Nhi được UBND TP. Hà Nội quy hoạch là đất cây xanh nhưng không hiểu tại sao UBND huyện Mê Linh và xã Thanh Lâm lại để các công trình kiên cố được xây dựng lên phần diện tích đó???.

Thông tin với báo chí, ông Đỗ Văn Nhon, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm được phân công quản lý lĩnh vực đất đai xác nhận các thông tin ông Nhâm phản ánh là đúng, UBND đã làm việc với các bên thống nhất hoàn trả lại phần đất bị chiếm dụng trái phép để bàn giao lại cho ông Nhâm sớm triển khai thực hiện dự án.

Trụ sở xã Thanh Lâm

Một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh (ông Cảnh – pv) cho biết: Dự án của ông Phạm Văn Nhâm chậm triển khai từ năm 2003, UBND huyện đã có ý kiến chỉ đạo UBND xã Thanh Lâm làm việc với ông Nhâm để đốc thúc ông Nhâm sớm triển khai dự án. Khi được hỏi về việc có hay không việc chậm triển khai là do có sự chỉ đạo hoãn từ lãnh đạo huyện Mê Linh và xã Thanh Lâm, đất thực hiện dự án của ông Nhâm đã bị chồng lấn bởi kênh tưới tiêu và các hộ dân xây dựng trái phép bên cạnh? Ông Cảnh cho biết UBND huyện không biết về việc này.

Việc một dự án đã được cấp phép từ năm 2003 tới nay đã gần 20 năm được chính chủ đầu tư nhiều lần đề nghị các cơ quan ban ngành huyện Mê Linh cho phép được triển khai nhưng chưa thể thực hiện, việc này cần sự vào cuộc nghiêm túc của các cơ quan ban ngành huyện Mê Linh và sự kiểm tra toàn diện của UBND TP. Hà Nội để dự án sớm được triển khai, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên quốc gia và quyền lợi của nhà đầu tư.

Sự việc tiếp tục được thông tin!

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline