Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 15:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

“Ly nông, bất ly hương” – mô hình làm thay đổi bức tranh kinh tế-xã hội vùng nông thôn

Thứ hai, 17/01/2022 11:01

TMO - Đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra những câu hỏi lớn cho các nhà quản lý ở góc độ lao động và việc làm. Theo Tổng cục Thống kê, đợt dịch thứ tư, trong khoảng 2 tháng, từ tháng 7 đến ngày 15/9/2021, cả nước đã có hơn 1,3 triệu lao động từ các đô thị lớn và các tỉnh có khu công nghiệp đã về quê tránh dịch và chưa có kế hoạch trở lại để tiếp tục làm việc, điều này gây ra những xáo trộn không nhỏ trong chuỗi cung ứng lao động, làm gián đoạn chuỗi sản xuất.

Vậy làm thế nào để giải “bài toán” công ăn việc làm cho người lao động có thể sống được trên chính mảnh đất của mình mà không cần đi làm ăn xa? Đây là vấn đề đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đó chính là lời giải cho “bài toán” ly nông bất ly hương, vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ly nông bất ly hương có thể hiểu một cách đơn giản là người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, du lịch và dịch vụ) mà không phải rời xa quê hương. Thay vì phải rời quê hương đến làm việc tại các khu công nghiệp hoặc làm dịch vụ ở thành phố lớn, thì người dân có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp được mở ở ngay quê nhà và sử dụng nguồn lao động phổ thông tại địa phương…

Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng du lịch cộng đồng cho lao động vùng nông thôn.

Theo số liệu thống kê, hiện nay khoảng 80% công nhân tại các khu đô thị chưa có nhà cửa ổn định. Với mức thu nhập hiện nay, họ phải chấp nhận thuê trọ trong những căn nhà tồi tàn, cuộc sống tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống. Vì thế, được trở về quê và có việc làm ngay tại các nhà máy ở quê là niềm mong ước của rất nhiều công nhân. Với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng, ở quê họ có thể sống tốt, đi làm có thể về nhà, tiêu dùng với mức chi phí hợp lý ở quê nhà, thậm chí có thể tích lũy để chăm lo cho cuộc sống gia đình trong tương lai.

Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề lao động và việc làm khu vực nông thôn không chỉ góp phần quan trọng nâng cao mức sống cho người dân, giúp giảm khoảng cách phát triển và áp lực lao động cho khu vực thành thị mà còn giúp người lao động nông thôn thêm gắn bó và dành toàn tâm toàn ý với mảnh đất nơi đã sinh ra mình.

Để người nông dân “ly nông bất ly hương” cần một giải pháp tổng thể, nhưng theo nhiều chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, trước hết vẫn phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và thay đổi cơ cấu lao động đang có nhiều bất cập.

Tổng Cục trưởng Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ông Trương Anh Dũng cho rằng: “Chúng ta sẽ hết cơ hội, hay nói cách khác là “hết giờ” để tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Đặc biệt, vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản cần phải được đẩy mạnh. Lao động trong các lĩnh vực này đang trong tình trạng chưa qua đào tạo, “lượng nhiều chất ít”, năng suất lao động đang rất thấp.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học, công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng miền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Làn sóng hồi hương từ các đô thị lớn về quê của hàng triệu lao động giữa đại dịch cũng đã chỉ ra những bất cập trong quy hoạch và phân bố công nghiệp và nguồn nhân lực.

Ông Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, giải pháp cho những bất cập này cũng sẽ mang đến cho người lao động cơ hội ly nông bất ly hương. Theo ông Lộc, nếu các siêu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đại công trường miền Đông Nam Bộ vẫn ôm vào trong lòng các ngành công nghiệp mà chủ yếu là gia công lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, sử dụng lực lượng lao động thủ công khổng lồ như hiện nay thì một mặt sẽ tiếp tục gây quá tải cho các trung tâm này. 

Do đó, cần phải xây dựng thêm nhiều trung tâm và các chuỗi đô thị tại các vùng kinh tế khác nhau để tạo thêm những cực tăng trưởng mới của nền kinh tế. Điều này cũng nhằm chia lửa cho Thủ đô Hà Nội, cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ để lan tỏa sự phát triển đến các vùng nông thôn và các tỉnh, thành phố khác. “Như vậy, chúng ta có thể phát triển một nền kinh tế cân bằng, an toàn, hiệu quả. Để con cháu chúng ta không phải ly hương mà có thể ly nông, để có việc làm và làm giàu trên quê hương mình mà không phải cuốn về các trung tâm đô thành chật chội”- ông nói.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, hiện tượng người nông dân ly hương lên thành phố hay các trung tâm công nghiệp tìm sinh kế trở thành câu chuyện phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thực tế, thanh niên không thể ở nhà trong khi người già vào nhà máy được, việc đó trái quy luật.

Để người nông dân có thể làm giàu trên quê hương cần huấn luyện, đào tạo họ. Ông Hoan nhấn mạnh: “Nghề nông cũng là một nghề, chứ không phải vì không có việc gì làm nên phải đi làm ruộng. Đã là nghề thì phải được đào tạo, huấn luyện, được cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, tôi vẫn đau đáu vấn đề thay đổi suy nghĩ của người nông dân, muốn vậy phải thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin cho bà con. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đưa chương trình khuyến nông, huấn luyện nông dân vào những xã nông thôn mới để họ có thể trở thành những người công nhân nông nghiệp”.

Theo thống kê, hằng năm số lao động Nghệ An đi làm việc dài hạn ở tỉnh khác hơn 10 vạn người. Cứ mỗi năm Nghệ An lại tăng thêm ba vạn lao động. Trong ba vạn này, một vạn đi xuất khẩu lao động, một vạn đi lao động ở các tỉnh phía nam, còn lại thì chưa biết làm gì. Nhưng nay địa phương này đã có nhiều giải pháp để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương theo hướng “ly nông bất ly hương”.

 

 

Gia Kiệt – Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline