Hotline: 0941068156

Thứ tư, 21/05/2025 21:05

Tin nóng

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Thứ tư, 21/05/2025

Lượng rác thải toàn cầu có thể sẽ lên đến 1 tỷ tấn vào năm 2060

Thứ sáu, 01/07/2022 08:07

TMO - Đại dương tạo ra 50% lượng oxy mà con người hít thở, đồng thời cung cấp protein và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày. Bao phủ hơn 2/3 bề mặt Trái Đất, các vùng biển cũng làm dịu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên đất liền, nhưng nhận lại những thiệt hại vô cùng nặng nề.

Trong Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) vừa khai mạc mới đây tại Bồ Đào Nha, nhiều chuyên gia cho rằng, việc hấp thụ khoảng 1/4 khí CO2 trên toàn cầu - ngay cả khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính này đã tăng gấp rưỡi trong 60 năm qua - đã đẩy nhanh quá trình axit hóa nước biển, đe dọa chuỗi thức ăn thủy sản và ảnh hưởng tới nỗ lực rút carbon từ đại dương.

Trong khi đó, việc các đại dương hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng đã tạo nên những đợt sóng nhiệt khổng lồ trên biển, giết chết các rạn san hô quý và mở rộng những vùng biển thiếu oxy. “Nhân loại mới chỉ bắt đầu hiểu mức độ tàn phá của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe đại dương”, một chuyên gia về kinh tế xanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh.

Lượng rác thải toàn cầu đến năm 2060 có thể lên đến 1 tỷ tấn.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), điều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn là những hành động gây ô nhiễm không ngừng diễn ra, bao gồm rác thải nhựa - ước tính mỗi phút có 1 "xe tải" rác thải nhựa xả vào lòng đại dương. Trong báo cáo vừa được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố kèm cảnh báo, nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, lượng rác thải nhựa hằng năm sẽ tăng gần gấp 3 lần, lên 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Các hạt nhựa siêu nhỏ đã được tìm thấy trong băng ở Bắc Cực và trong bụng của những loài cá sống ở các rãnh sâu nhất của đại dương. Những vi hạt này ước tính có thể giết chết hơn 1 triệu loài chim biển và hơn 100 nghìn động vật có vú ở biển mỗi năm.

Đối với nghề cá toàn cầu, Các nhà khoa học cho rằng, ít nhất 1/3 trữ lượng cá tự nhiên bị đánh bắt quá mức, trong khi có chưa tới 10% diện tích đại dương được bảo vệ. Nếu được quản lý đúng cách, cá sống trong môi trường hoang dã ở đại dương có thể cung cấp nguồn protein vi chất dinh dưỡng thân thiện với khí hậu, có thể cung cấp cho 1 tỷ người bữa ăn hải sản lành mạnh mỗi ngày - và mãi mãi. Theo các nhà khoa học, hệ sinh thái dưới đáy biển hiện chưa được hiểu rõ và rất mong manh, có thể mất nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn để chữa lành một khi chúng đã bị phá hủy. 

 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline