Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 25/05/2025 13:05

Tin nóng

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

Chủ nhật, 25/05/2025

Loạt dự án đường sắt dự kiến khởi công trước năm 2030

Thứ bảy, 05/04/2025 20:04

TMO – Trong số những dự án dự kiến được khởi công trước năm 2030 có dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Tuyến đường sắt này có điểm đầu tại ga Yên Viên (Hà Nội), điểm cuối tuyến tại ga Cái Lân (Quảng Ninh). Dự án có tổng chiều dài khoảng 131km, khổ lồng 1435mm và 1000mm.

Theo Cục Đường sắt, Bộ Xây dựng, từ nay đến năm 2030 dự kiến khởi công 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới. Cụ thể, (1) Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đầu tư mới toàn tuyến chiều dài khoảng 1.541km, điểm đầu ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối ga Thủ Thiêm (TP. HCM); đường sắt đôi, khổ 1435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng trục 22,5 tấn. Tuyến đi qua 20 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Về công năng, vận chuyển hành khách, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này có tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD; sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác.

(2) Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đầu tư mới toàn tuyến chiều dài khoảng 388,1km (đoạn Lào Cai - Cảng Lạch Huyện dài 383km, đoạn ga Lào Cai - điểm nối ray dài 5,1km); tuyến nhánh nối cảng Đình Vũ dài 7,3km, các tuyến nhánh nối ga Yên Viên 7,73km. Tuyến có điểm đầu là điểm nối ray với Trung Quốc (TP Lào Cai), điểm cuối tại ga cảng Lạch Huyện (Hải Phòng); đi qua 9 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, có 30 ga hành khách, 2 depot tại Yên Thường, Yên Viên. Tốc độ thiết kế 160km/h, tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa. Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công; tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 8,39 tỷ USD.

(Ảnh minh họa)

(3) Dự án đường sắt vành đai phía Đông Hà Nội có điểm đầu tuyến tại ga Ngọc Hồi, điểm cuối tuyến tại ga Kim Sơn (Hà Nội). Tổng chiều dài khoảng 31km, tốc độ tàu khách khoảng 120km/h, tốc độ tàu hàng khoảng 80km/h. Dự kiến khởi công dự án năm 2027, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2032.

(4) Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, điểm đầu tuyến tại ga Yên Viên (Hà Nội), điểm cuối tuyến tại ga Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến có tổng chiều dài khoảng 131km, khổ lồng 1435mm và 1000mm. Hiện Bộ Xây dựng giao Ban Quản lý dự án đường sắt lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) để trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt, tiếp tục đầu tư tuyến.

(5) Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, điểm đầu tuyến tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), điểm cuối tuyến tại ga Long Thành (nằm giữa sân bay Long Thành, Đồng Nai). Tổng chiều dài tuyến khoảng 42km, vận chuyển hành khách. Dự án đang được lập Báo cáo NCTKT.

(6) Dự án đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, điểm đầu tuyến tại ga An Bình (tỉnh Bình Dương), điểm cuối tuyến tại ga Cần Thơ (TP Cần Thơ). Tổng chiều dài khoảng 175,2km, tốc độ thiết kế tàu khách khoảng 200km/h, tốc độ tàu hàng khoảng 120km/h.

(7) Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm đầu tuyến tại ga Trảng Bom (Đồng Nai), điểm cuối ga Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tổng chiều dài tuyến khoảng 132km, tốc độ tàu khách khoảng 160km/h, tốc độ tàu hàng khoảng 120km/h.

(8) Dự án đường sắt Vũng Áng - Mụ Giạ, điểm đầu tuyến tại ga Vũng Áng (Hà Tĩnh), điểm cuối tuyến tại ga Mụ Giạ (Quảng Bình). Tổng chiều dài tuyến khoảng 105km, đường đơn khổ đường 1435mm, tốc độ tàu khách khoảng 120km/h, tốc độ tàu hàng khoảng 80km/h.

(9) Dự án đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, điểm đầu tuyến tại ga Tháp Chàm (Ninh Thuận), điểm cuối tuyến tại ga Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Tổng chiều dài khoảng 84km, đường đơn khổ đường 1000mm, tốc độ tàu khách khoảng 120km/h, tốc độ tàu hàng khoảng 80km/h.

Việc các tuyến đường sắt nằm trong kế hoạch đầu tư xây dựng trong thời gian tới được kỳ vọng nâng cao năng lực và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, kết nối vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, cũng là nhiệm vụ triển khai Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, với một số mục tiêu cụ thể:

Về vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).

Về kết cấu hạ tầng: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang – TP. HCM); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP. HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

Đến năm 2050, tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP. HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa…/.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline