Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Lặt lá, chờ hoa đón Tết

Chủ nhật, 23/01/2022 13:01

Nắng đã lên nhưng hơi lạnh vẫn còn quanh quẩn. Con bé chân đất tay trần cùng cha ra cây lặt lá, chờ hoa đón Tết.

Vườn nhà không rộng, nhưng xưa giờ, ông bà đã trồng bao nhiêu là loại cây lâu năm thân quen, gần gũi. Cây mai nằm ở góc sân, đã gần ba mươi lăm năm, tuổi cây nhiều hơn tuổi cậu Út. Từ khi em mới ê a tập đánh vần đọc chữ o, a, đã thấy ông bà siêng năng tưới nước mỗi mùa nắng. Năm nào cũng vậy, Tết còn ở xa, mẹ cha và các chú dì đã quây quần lặt lá. Nhiều người thường bảo “tuốt”, “vặt” lá mai. Nội em thì nói “lạt” thôi, vì nghe thong dong, “đỡ đau, đỡ động” thân cành.

Năm nào cũng vậy. Qua một mùa mưa, cây mai gốc to, thân cứng, nhánh tỏa ngắt xanh lại dần ngả màu rám bạc. Ngày bé, tụi em thường ngồi dưới gốc cây chơi ô ăn quan, thi thoảng ngóng lên chờ dì “sai” đi lấy khăn hay rót nước. Anh Hai thì mới hào hứng làm sao, thoắt cái đã ngồi vững ở trên cao, nhanh tay lặt từng chiếc lá.

Lặt lá sớm - muộn mỗi năm chẳng hề giống nhau, nhưng nhờ nội đã “canh” rồi, thì không khi nào bị “hụt”. Những ngày trước Tết, nụ lác đác bung, để đúng xuân sang, là đua nhau nở. Mai chùm thắm tươi, cho lòng người thêm vui mừng, hào hởi.

Mẹ kể, dạo còn khó khăn, mỗi năm cây mai ra hoa, nhiều khi nội vẫn cắt cành, dành cho mấy cô mấy chú láng giềng cắm vào những chiếc độc bình cao cao, góp thêm hương xuân trong ba ngày Tết. Sau này, muôn loài đua sắc đua hương, năm mới sắp sang, nhà nhà tha hồ chọn lựa. Cây mai nhà em lại được giữ nguyên vẹn thân cành.

Bà bảo, ngày em còn chưa ra đời, thì ba đã trồng một cây trà mi ở ngay trước cửa. Hồi ấy, con đường đi qua khoảnh sân chưa hết lởm chởm đất sỏi. Cái cây trà mi be bé, mang về từ vùng rẫy Ngọc Bay. Vậy mà chỉ mấy năm sau, nó đã ra hoa, một cây hai màu trắng - tím. Em nhớ khoảng chừng năm học lớp ba, là lần đầu tiên được cùng anh Hai sướng vui lạt lá.

Loáng cái, 10 năm qua rồi. Cái cây nhằng nhẳng ngày nào, giờ đã lên cao và xòe tán rộng. Lặt lá không khó chút nào, bé con ngày trước như em chỉ cần nhẩn nha, siêng năng cùng góp một tay, là chờ trà mi hé nở.

Thoắt cái, thời gian đã xa… Sau một mùa mưa sũng ướt, lá xanh trà mi ngả màu thẫm vàng. Con bé khẽ khàng đưa hai tay lên, từng chiếc lá rơi xuống quanh gốc cây nhè nhẹ…Từ chỗ nách lá lìa cành, sẽ lại nhú lên từng nụ hoa tươi tắn. Trà mi cánh mỏng thanh tao, thoảng nhẹ hương bay vào trong sương trong gió. Mỗi năm, hoa nở chính mùa, song không phải vì thế mà nó đơm bông chỉ duy một đợt. Suy kỳ nở rộ đón Xuân, trà mi qua giêng nấn ná trên cành.

Thấm thoát thế mà năm mới sắp sang. Lại thêm một năm muôn hoa cùng người lặng thầm vượt qua dịch bệnh. Covid-19 có chừa ai đâu, nên không hoang mang, bình tính sống chung đã thành hiện thực.

Blốc lịch dần mỏng đi theo từng ngày đã qua. Anh trai của con bé từ một nơi xa cũng sẽ trở về trong niềm mong đợi. Cả nhà đoàn viên. Mấy năm vắng nhà là chừng ấy thời gian nhớ cảnh quây quần cùng những người thân yêu bận rộn sửa sang để mà đón Tết. Mỗi năm một lần lặt lá, chờ hoa. Tuổi mới sẽ sang, cùng bao thương yêu đọng lại.

 

 

Thanh Như

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline