Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 23:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Lào Cai tăng cường quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng

Thứ bảy, 08/03/2025 16:03

TMO - Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích quy hoạch hơn 64,5 nghìn ha gồm: Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát. Đây là những khu rừng có diện tích tập trung lớn, liền vùng, giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. 

Trong những năm qua, để bảo vệ các khu rừng đặc dụng, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền các địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tốt công tác tuyên truyền Luật Đa dạng sinh học, các nghị định, thông tư và các văn bản liên quan đến nhân dân bằng nhiều hình thức.

Các đơn vị chức năng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện đề xuất phương án khoán bảo vệ rừng; tổ chức họp các thôn, bản phổ biến chính sách khoán bảo vệ rừng; công bố diện tích và bầu ban quản lý rừng của thôn; hướng dẫn lập kế hoạch chi tiền khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn, bản… từ đó góp phần nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng cùng vào cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Rừng đặc dụng tại tỉnh giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. 

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong và gần rừng đặc dụng được giao quản lý; phối hợp, hướng dẫn UBND các xã vùng lõi thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, qua đó nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Năm 2024, lực lượng kiểm lâm các khu vực đã phát hiện xử lý 4 vụ vi phạm về động vật hoang dã (2 vụ vi phạm chung về bảo vệ động vật rừng, 1 vụ tàng trữ lâm sản trái pháp luật, 1 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật), tang vật thu giữ gồm 1 cá thể cá sấu xiêm (7,5 kg), 1 cá thể rắn hổ mang chúa (1,7 kg), 18 cá thể cu ngói và 10 cò ruồi. Các loài động vật đã được chăm sóc và thả về môi trường theo đúng quy định.

Diện tích rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn nằm trên địa bàn 2 xã Nậm Xé, Nậm Xây và một phần xã Liêm Phú. Khu vực này là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Dao, Tày, Mông với hơn 600 hộ. Để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ban Quản lý Khu Bảo tồn xác định bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước của lực lượng chức năng, thì việc phát huy vai trò của người dân sống gần rừng giữ vai trò quyết định. Chính người dân sống nơi cửa rừng sẽ rõ nhất ai ra, vào rừng hằng ngày, từng biến động của rừng theo mùa, những nguy cơ xâm lấn rừng từ khi manh nha xuất hiện.

Bằng cách giao khoán để người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ việc giữ rừng là sự cộng sinh tốt nhất cho cả hai bên. Theo đó, đơn vị đã xây dựng và tổ chức thực hiện phương án khoán bảo vệ rừng cho 13 cộng đồng thôn với tổng diện tích trên 22.000 ha. Khu bảo tồn đã thành lập 9 tổ bảo vệ rừng chuyên trách, 13 tổ bảo vệ rừng cộng đồng, với tổng số 175 thành viên là người dân bản địa cùng tham gia tuần tra, bảo vệ rừng.

Công tác bảo vệ rừng được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát với diện tích rừng hơn 18.600ha nằm trên địa bàn của 5 xã Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và xã Nậm Pung. Hệ sinh thái rừng ở đây bao gồm: Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp; rừng kín lá rộng thường xanh núi trung bình và rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới núi cao, lạnh. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng thường xanh ôn đới núi cao được xác định là một trong những hệ sinh thái rừng quan trọng bậc nhất Việt Nam.

Xác định công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát trong thời gian qua thực hiện tốt công tác thừa hành pháp luật về lâm nghiệp, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và đình chỉ, xử lý các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

Trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát xác định là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, luôn phối hợp quản lý với các cơ quan chức năng, đơn vị giáp ranh và chính quyền địa phương được thực hiện thường xuyên và liên tục. 

Đồng thời, Ban quản lý triển khai thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần lớn cho Khu bảo tồn chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuần tra, ngăn chặn các mối đe dọa đến tài nguyên rừng.

Căn cứ kế hoạch điều chỉnh bổ sung phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa hanh khô 2024 - 2025, kết quả rà soát thực tế theo từng địa bàn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát xác định được 4 khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao (tổng diện tích hơn 2.700 ha), nằm trên địa bàn các xã Y Tý, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.

Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã thực hiện phát dọn, thu gom thực bì, dây leo, cây bụi tại những vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, những khu vực giáp ranh, thực bì dày. Tại các đường mòn, đường tuần tra bảo vệ rừng được phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại che lấp đường đi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và phương tiện tiếp cận đám cháy, đồng thời là đường băng cản lửa giảm thiểu nguy cơ cháy lan khi có cháy rừng xảy ra.

Việc phát dọn, thu gom vật liệu cháy được tiến hành từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, thực hiện vào những ngày râm mát, độ ẩm cao, có thể phát theo băng từ 3 - 5 m hoặc theo từng đám, tùy thuộc khu vực cụ thể. Những nơi có thực bì tích tụ nhiều năm phải được cày xới hoặc lấp đất, cây chết, gãy đổ được chặt nhỏ đốt khi đảm bảo an toàn./.

 

Ngọc Ánh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline