Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Lào Cai đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu

Thứ hai, 05/02/2024 08:02

TMO - Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. 

Ngày 10/2/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó xác định: “Đưa Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng tây nam Trung Quốc”. Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành một trung tâm logistics lớn và quan trọng hàng đầu của cả nước, là trung tâm giao thương kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam, Trung Quốc, trong đó hạt nhân là Khu hợp tác kinh tế qua biên giới đa ngành, lĩnh vực, có năng lực tập trung, điều phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ logistics.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai cho biết, kinh tế cửa khẩu ở Lào Cai có tầm quan trọng đặc biệt, bởi lẽ nó góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa; thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở các vùng để hình thành khu vực thị trường rộng lớn, có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị trường khác.

Tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa trong năm 2023 qua các cửa khẩu đạt hơn 2,1 tỷ USD (giảm 6,8% so với năm 2022) và đạt 42,69% so với kế hoạch được giao.Trong năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, đặc biệt là nông sản qua cửa khẩu quốc tế đường bộ diễn ra sôi động, giá trị hàng hóa XNK qua cửa khẩu tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, mặt hàng sầu riêng lần đầu xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu đã góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị hàng hóa XNK.

Tổng giá trị XNK, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt gần 2 tỷ USD; số thu thuế, phí qua các cửa khẩu đạt gần 1 nghìn tỷ đồng… Hiện nay, tại Khu kinh tế cửa khẩu có gần 1.000 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động; trong đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK là 664 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp tham gia đầu tư trong các khu công nghiệp. Số thu thuế từ các đơn vị này trong năm 2023 đạt gần 900 tỷ đồng. 

Tỉnh Lào Cai triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy giao thương thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. 

Tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành trong năm 2023 , giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu tăng 39% so với năm 2022 (mặt hàng sầu riêng lần đầu xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu cũng góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu).  Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành tăng hơn 10 đơn vị so với năm trước. Việc triển khai vận hành nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành đã và đang phát huy hiệu quả.

Các lực lượng làm việc tại Nhà liên ngành Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 4 - 6 phút/lượt xe xuống còn dưới 2 phút/lượt xe. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã rà soát, đề xuất phương án phân luồng Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành lên 5 làn xe (phương án đã được tỉnh, Bộ Quốc phòng chấp thuận, đang triển khai các bước đầu tư).

Dự báo năm 2024, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu sẽ khởi sắc hơn, công tác thu hút đầu tư sẽ được tỉnh đẩy mạnh và có nhiều cơ hội tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược đến với Lào Cai. Mục tiêu phấn đấu năm 2024 là kim ngạch xuất nhập qua cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD đã được Lào Cai đặt ra ngay từ đầu năm. Để đạt mục tiêu này, bước sang đầu năm mới, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành tích cực triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp:

Tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động tại cửa khẩu, từ đó nâng cao hiệu suất thông quan, minh bạch thủ tục hành chính, thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tìm hướng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa Lào Cai với Vân Nam nói riêng; xây dựng mô hình cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu thành cặp cửa khẩu kiểu mẫu trên tuyến biên giới Việt-Trung; khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành trong khu kinh tế cửa khẩu, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng,...

Lào Cai tập trung đầu tư hạ tầng kết nối giao thông, hạ tầng cửa khẩu.

Xây dựng Lào Cai trở thành một trong những trung tâm logistics quan trọng của cả nước với hạt nhân là khu kinh tế cửa khẩu là nhiệm vụ trọng tâm được xác định. Trong đó, tập trung đầu tư hạ tầng kết nối giao thông, hạ tầng cửa khẩu có ý nghĩa quyết định gồm đầu tư, xây dựng cầu đường bộ Bản Vược-Bá Sái; thúc đẩy mở cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược-Bá Sái; tập trung thu hút đầu tư hạ tầng, dự án logistics trong khu Kim Thành-Bản Vược làm hạt nhân cho khu kinh tế cửa khẩu,…

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai Đề án số 02 “Phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025”, trong đó tập trung xây dựng đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu (đặc biệt hạ tầng khu cửa khẩu phụ Bản Vược để đáp ứng tiến độ khởi công, hoàn thành và hoạt động của cầu đường bộ qua sông Hồng tại Bản Vược - Việt Nam và Bá Sái - Trung Quốc). Hoàn chỉnh, vận hành hiệu quả nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành; hoàn thành kết nối dữ liệu của ngành hải quan, kết nối và sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để quản lý người điều khiển phương tiện ra, vào và lưu trú trong khu vực cửa khẩu tích hợp trên nền tảng cửa khẩu số. Khẩn trương thi công, lắp đặt đưa vào vận hành phương án phân luồng phương tiện tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành lên 5 làn (2 làn xuất, 3 làn nhập) để tăng năng lực thông quan....

 

 

Thu Hồng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline