Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 22:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Lâm Đồng ứng phó với nguy cơ cháy rừng mức cực kỳ nguy hiểm

Thứ tư, 12/03/2025 14:03

TMO - Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, nhiều khu rừng trên địa bàn đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm). 

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn. Các địa phương cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động, tập trung triển khai đồng loạt các biện pháp PCCCR đã được Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững huyện chỉ đạo, hướng dẫn.

Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCCR. Các hình thức tuyên truyền đa dạng được triển khai như tổ chức tuyên truyền tại các thôn, làng; tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, tờ rơi, băng hình, pano, áp phích... nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

Để đảm bảo ứng phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, các đơn vị chủ rừng và UBND cấp xã đã thành lập Ban Chỉ huy PCCCR, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Lực lượng ứng trực 24/24 được bố trí tại các khu vực trọng điểm, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ xử lý ngay khi có cháy rừng xảy ra.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát, khoanh vùng trọng điểm cháy dựa trên các yếu tố như kiểu trạng thái rừng, tình hình cháy trong các năm qua, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... Việc xác định các trọng điểm cháy rừng giúp tập trung nguồn lực, triển khai các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tại các địa phương, tổ giám sát camera tầm cao thường xuyên trực camera để theo dõi, kịp thời chuyển thông tin về các điểm cháy, khu vực có khói phát sinh cho các đơn vị, địa phương nắm, kịp thời triển khai các biện pháp PCCCR ngay khi điểm cháy mới phát sinh. Chủ động bố trí phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Đồng thời, công bố rộng rãi để người dân kịp thời báo tin khi có cháy rừng xảy ra.

Diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng được ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh triển khai. 

Trước đó, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025 trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ rà soát, khoanh vùng trọng điểm cháy. để chủ động trong việc triển khai, huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và đề ra các biện pháp PCCCR thích hợp, hiệu quả, các đơn vị phải kiểm tra, rà soát và xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Căn cứ để xác định các trọng điểm cháy rừng: kiểu trạng thái rừng có khả năng cháy cao (khả năng bén lửa của vật liệu cháy); tình hình cháy trong các năm qua; các điều kiên về tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan trực tiếp đến công tác PCCCR tại địa phương; diện tích rừng được xác định cho một trọng điểm cháy phải liền vùng, là nơi có nguy cơ cháy rừng cao (gần dân cư, đường giao thông, xung quanh là diện tích sản xuất nương rẫy, tồn tại các phong tục, tập quán, thói quen sử dụng lửa của đồng bào…); các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường điện, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy nổ đi qua rừng hoặc ven rừng.

Đối với các đơn vị chủ rừng: Rà soát, bổ sung, chỉnh lý phương án PCCCR khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng (trường hợp các đơn vị chủ rừng chưa lập phương án PCCCR thì phải khẩn trương tiến hành thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); phương án PCCCR do chủ rừng là tổ chức lập gửi đến cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham gia ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

Đối với Ban Chỉ đạo cấp huyện: xây dựng phương án/kế hoạch PCCCR trên địa bàn quản lý; thực hiện tốt công tác PCCCR và chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng xảy ra. Cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm tham gia ý kiến, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của chủ rừng, cộng đồng dân cư và UBND cấp xã được giao quản lý rừng

Vào thời gian cao điểm của mùa khô (đặc biệt khi cấp dự báo cháy rừng: III, IV, V), lực lượng kiểm lâm tăng cường dự báo và thông tin cảnh báo cấp dự báo cháy rừng xuống các địa phương, đơn vị, chủ rừng và nhân dân được biết để chủ động PCCCR; đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị, y tế và hậu cần để sẵn sàng chữa cháy rừng theo phương châm “04 tại chỗ. Thực hiện việc xây dựng và sử dụng các công trình PCCCR, bao gồm: đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa; suối, hồ, đập, bể chứa nước, trạm bơm, hệ thống cấp nước chữa cháy; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng; hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về PCCCR.

Tăng cường tuần tra, canh gác và trực bảo vệ rừng và PCCCR tại các chòi canh lửa, trạm bảo vệ rừng. Khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V phải bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ; cấm người không có nhiệm vụ vào rừng và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong rừng như phát, đốt dọn thực bì, đốt lửa trong và ven rừng; kịp thời phát hiện điểm cháy và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt kịp thời khi có cháy rừng xảy ra, không để cháy lan ra diện rộng.../.

 

 

Hồng Nhung

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline