Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 02/11/2024 08:11

Tin nóng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Thứ bảy, 02/11/2024

Lâm Đồng: Tăng cường hoàn thiện phương án quản lý, bảo vệ rừng bền vững

Thứ tư, 30/10/2024 06:10

TMO - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương đôn đốc các đơn vị chủ rừng nhà nước hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; tổ chức thẩm định theo quy định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Hiện nay, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng trên 537.000ha, được phân bố tại 845 tiểu khu thuộc 125 xã/phường/thị trấn trên địa bàn 12 huyện/thành phố. Trong đó, diện tích đất có rừng tính tỷ lệ che phủ rừng trên 533.000ha; tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2023 đạt 54,37%.

Theo số liệu mới nhất, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có có 27 đơn vị chủ rừng nhà nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 278 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai thực hiện dự án với tổng diện tích trên 50.000 ha, trong đó có 249/278 doanh nghiệp được thuê rừng với diện tích gần 22.000 ha.

Nhằm mục tiêu bảo vệ diện tích rừng trên địa bàn, tránh các hành vi xâm hại liên quan đến rừng, Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan cùng UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng khẩn trương hoàn thiện Phương án quản lý rừng bền vững. Nội dung chủ yếu của phương án này nhằm tiếp tục vận dụng các quy định của pháp luật để tổ chức thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; nuôi trồng, phát triển cây dược liệu... được quy định tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ và quy định của pháp luật liên quan.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí... cùng các khó khăn, vướng mắc. Sau khi nắm tình hình, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương đôn đốc các đơn vị chủ rừng nhà nước hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; tổ chức thẩm định theo quy định.

Đồng thời, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định, hoàn thành trước ngày 15/12/2024; Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiên cứu kỹ quy định về thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, để nuôi, trồng, phát triển cây dược liệu được quy định tại Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ và quy định của pháp luật liên quan. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng được yêu cầu tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn làm cơ sở tổ chức thực hiện trước ngày 30/10/2024.

Tiến hành rà soát, đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý đối với các trường hợp đã có chủ trương lập hồ sơ thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trước khi có Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ. Các đơn vị chủ rừng Nhà nước được yêu cầu khẩn trương hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.

Đối với các đơn vị chủ rừng có nhu cầu lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, để nuôi, trồng, phát triển cây dược liệu; căn cứ phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức xây dựng đề án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Cán bộ quản lý bảo vệ rừng và lực lượng chuyên trách giám sát, tuần tra rừng. (Ảnh minh hoạ: NN).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, trước đây, trong Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ đã có những quy định sơ bộ, cơ bản liên quan đến cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, cả nước hiện chưa có tỉnh nào thực hiện được.

Tỉnh Lâm Đồng đã rất mạnh dạn, mày mò để triển khai cho thuê môi trường rừng theo nghị định này, tuy nhiên các thủ tục thực hiện đều liên quan đến Quy hoạch bảo vệ và phát triển 3 loại rừng. Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê quyệt Quy hoạch này, như vậy các Quy hoạch khác trước đó nghiễm nhiên hết hiệu lực, nên không thể áp dụng như kiến nghị của các doanh nghiệp…Mới đây, ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Nghị định 91 nêu rõ “Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là dự án đầu tư có sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí”. Nghị định 91 đã sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 156 về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng.

Hướng dẫn Chủ rừng tổ chức lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi Nghị định 91/2024/NĐ-CP ban hành, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 1705/QD-UBND ngày 18/10/2024 để chấm dứt hiệu lực đối với Quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên địa bàn tỉnh.

Với Nghị định 91 vừa ban hành, tỉnh Lâm Đồng như được “cởi trói” bởi đã có thể ban hành một quy định chính thức để tổ chức thực hiện cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với Phương án quản lý rừng bền vững.

Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được kiểm soát chặt chẽ; Đa số tích tích đất lâm nghiệp mới được khai thác đã được giải tỏa, thu hồi và bàn giao cho các đơn vị chủ rừng để xây dựng kế hoạch trồng lại rừng. Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều kết quả tích cực tuy nhiên, vẫn tồn tại một số thách thức. Vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn diễn ra, đặc biệt là tình trạng khai thác rừng trái phép.

Do đó, việc đẩy mạnh hoàn thiện Phương án quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là hoàn toàn cấp thiết. Trong thời gian tới, các đơn vị chủ rừng chưa xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng cần đẩy mạnh hoàn hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

 

 

Ngọc Hướng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline