Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Lâm Đồng: Tăng cường các giải pháp phòng, chống sạt lở mùa mưa bão

Chủ nhật, 21/07/2024 17:07

TMO - Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở làm 2 người thương vong ở huyện Đam Rông, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Công điện hoả tốc về việc chủ động phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, do mưa liên tục, một số tuyến đường trên địa bàn đã xảy ra tình trạng sạt lở đất làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của người dân, nhất là trên địa bàn huyện Đam Rông, vào khoảng 16h ngày 20/7 mưa lớn tiếp tục gây sạt lở làm sập 1 ngôi nhà tại xã Đạ K’Nàng khiến 1 người chết và 1 người bị thương nặng.

Để chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở nói riêng.

Cơ quan chức năng nhanh chóng cứu hộ cứu nạn sau vụ sạt lở tại huyện Đam Rông  (tỉnh Lâm Đồng) vào chiều 20/7. (Ảnh: NDCC)

Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, tiếp tục chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, sát với tình tình thực tế và thực sự hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống thiên tai.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với lực lượng Công an, lực lượng Quân đội, chính quyền địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ, đưa người dân đến nơi an toàn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Đối với vụ sạt lở ở huyện Đam Rông vào chiều 20/7 khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương nặng, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả, tổ chức thăm hỏi các hộ dân có người bị nạn để kịp thời động viên, hỗ trợ theo quy định. Các cơ quan chức năng xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt lở để rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan khi thiếu kiểm tra, giám sát dẫn tới tiếp tục xảy ra sạt lở làm chết người. 

Đồng thời yêu cầu UBND huyện Đam Rông phải cưỡng chế các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đã được rà soát, cảnh báo di dời đến nơi an toàn. Tuyệt đối không được để người dân tự ý quay về khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có chức năng

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo lực lượng chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đã được kiểm tra, rà soát theo chỉ đạo của UBND tỉnh; lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm và tuyệt đối không để người dân tiếp tục cư trú tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt trượt (trường hợp người dân không chấp hành phải cưỡng chế di dời).

Đối với các khu vực lân cận các vị trí có nguy cơ sạt trượt: vận động người dân tạm thời tránh trú tại nhà người thân để đảm bảo an toàn (nhất là vào ban đêm); đồng thời, chính quyền địa phương chủ động thực hiện phương án bố trí, hỗ trợ nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.../. 

 

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline