Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 15:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Lâm Đồng nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai

Thứ tư, 02/04/2025 15:04

TMO - Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ngành, địa phương nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thiên tai chủ yếu như: mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy trên địa bàn toàn tỉnh; lũ quét tại các địa phương huyện Đạ Huoai, Lạc Dương, TP Bảo Lộc; mưa đá, sét, sương muối khu vực phía Bắc của tỉnh; hạn hán tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, sương mù các tuyến đường đèo, quốc lộ… 

Theo chỉ đạo tập trung của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng, khi xảy ra các loại hình thiên tai phải triển khai biện pháp công trình và phi công trình theo nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đối với loại hình thiên tai lũ, ngập lụt, biện pháp phi công trình là rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân; sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi sự cố xảy ra, đảm bảo các tuyến đường luôn được thông suốt... 

Các biện pháp công trình ứng phó gồm bố trí các khu vực phân lũ, chậm lũ, chủ động làm giảm cường độ lũ xuống hạ du, làm các công trình cầu quy mô nhỏ, cầu tạm để qua các suối, khu vực ngập sâu, thay thế các tràn; đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình đê điều, hồ đập đảm bảo tần suất chống lũ thiết kế và vận hành an toàn… 

Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng. 

Đối với loại hình thiên tai bão, lốc, sét, mưa đá, biện pháp phi công trình là xây dựng bản đồ phân vùng bão mạnh, siêu bão gây ra, hướng dẫn người dân lựa chọn mô hình, vật liệu nhà an toàn, lập phương án di dời dân. Đồng thời, triển khai các biện pháp công trình như: Xây dựng và phát triển hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, hệ thống quan trắc, cảnh báo, thu sét; xây dựng các trụ sở, cơ quan, trường học kết hợp làm nhà tránh trú an toàn.

Trong mùa khô năm nay, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với hạn hán, cháy rừng. Theo dự báo của ngành chức năng, trong thời gian tới, nếu xuất hiện tình hình nắng nóng kéo dài, hạn hán có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Cụ thể, đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp dự kiến có khoảng 11.075 ha đất sản xuất sẽ bị thiếu nước tại một số khu vực, trong đó đa phần thuộc các khu vực xa nguồn nước. Riêng đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn dự kiến có khoảng 73 hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước trên địa bàn huyện Đức Trọng. 

Trước thực trạng thiếu hụt nước trong mùa khô 2025, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp, phòng, chống hạn, thiếu nước mùa khô 2024 - 2025 phù hợp trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước và tình hình thực tế tại địa phương.

Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tăng cường nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; quản lý thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa; theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khí tượng, thủy văn, nguồn nước để chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn.        

Đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô được ngành chức năng tỉnh chú trọng triển khai.  

Trước tình hình thời tiết khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng tăng cao, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2025.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các đơn vị chủ rừng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh; kiên quyết xử lý triệt để tình trạng tái xây dựng công trình, làm nhà lưới, nhà kính trên đất lâm nghiệp; đồng thời, tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác trồng rừng, trồng cây xanh theo kế hoạch bảo đảm thiết thực, hiệu quả, chất lượng, đạt chỉ tiêu đề ra.

Chi cục Kiểm lâm chủ động thực hiện và chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, Hạt Kiểm lâm Bidoup - Núi Bà; Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR số 01, 02 và các phòng chuyên môn nâng cao trách nhiệm tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xử lý các vấn đề liên quan trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với các đơn vị chủ rừng, các chủ dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện ngay các điểm/đám cháy rừng trên địa bàn để khống chế, xử lý ngay từ đầu, không để cháy lớn, cháy lan gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án PCCCR của các đơn vị chủ rừng; bố trí lực lượng thường trực để phối hợp, hỗ trợ, tham gia chữa cháy rừng; tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước những diễn biến bất thường của thời tiết; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng, các loại hình thiên tai xảy ra trong năm 2024 trên địa bàn Lâm Đồng với 15 trận mưa lớn, 6 trận lốc xoáy, 7 vụ sạt lở đất nghiêm trọng, 2 vụ sét đánh. Hậu quả làm 3 người thiệt mạng, thiệt hại 60 căn nhà, 6 ha cây trồng, sạt lở 95 m đường giao thông, ngã đổ 6 cột điện, hư hỏng 1 điểm trường, 1 công trình thủy lợi. Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 21,3 tỷ đồng./.

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline