Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/07/2025 17:07

Tin nóng

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Thứ bảy, 05/07/2025

Lai Châu: Ứng dụng công nghệ hiện đại trồng sâm xuất khẩu

Thứ bảy, 05/07/2025 06:07

TMO - Sâm Lai Châu được trồng theo quy trình công nghệ Nhật Bản tới đây sẽ được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản giúp cây sâm phát triển ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dược liệu.

Dự kiến, sản phẩm sâm Lai Châu sẽ được xuất khẩu trong thời gian tới, mở ra hướng đi mới cho ngành dược liệu địa phương. Lãnh đạo UBND xã Mường Tè cho biết, thực hiện Đề án phát triển sâm Lai Châu của tỉnh, xã chủ động quy hoạch vùng trồng với diện tích hàng chục nghìn héc-ta có điều kiện phù hợp tại các xã: Pa Vệ Sủ, Tá Bạ, Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Ủ... và xác định đây là một trong những cây trồng góp phần giảm nghèo cho người dân.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như: Kinh tế - Hạ tầng, Nông nghiệp và Môi trường... phối hợp với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh khuyến khích người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế dưới tán rừng; trồng cây dược liệu, đặc biệt là sâm Lai Châu và triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến người dân.

Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu, hiện nay, tỉnh Lai Châu đang thu hút các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch… Hiện sâm Lai Châu tiếp tục được phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ...

Tính đến tháng 5/2025, trên địa bàn xã Mường Tè có trên 50ha sâm Lai Châu được 6 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 100 hộ nông dân tổ chức trồng. Huyện đã và đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và thu hút các nhà đầu tư thực hiện liên kết trồng sâm Lai Châu tại các xã có tiềm năng, lợi thế và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Trong đó tại bản Pá Hạ, xã Pa Vệ Sủ (xã Mường Tè) đã có hơn 20 ha sâm Lai Châu được trồng theo quy trình kỹ thuật và công nghệ của Nhật Bản. Mới đây, ông Kiyoshi Ueda, Thượng nghị sĩ Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Lai Châu đã thăm và đánh giá cao khu trồng sâm Lai Châu này.

Dự án do Công ty cổ phần sâm Pu Si Lung thực hiện từ năm 2023 với quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, sản xuất giống, phân bón theo công nghệ hữu cơ của Nhật Bản. Với sự hỗ trợ từ kỹ thuật trồng, chăm sóc theo công nghệ Nhật Bản, tỉnh Lai Châu kỳ vọng sâm Lai Châu sẽ được tiếp cận thị trường Nhật Bản và một số nước khác.

Các vườn sâm Lai châu được trồng theo công nghệ Nhật Bản đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. (Ảnh: XT). 

Công ty cổ phần sâm Pu Si Lung mong muốn tiếp tục được hợp tác với đối tác Nhật Bản trong việc hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ khâu chọn giống, ươm giống, làm giá thể, thiết kế luống, sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng sâm Lai Châu. Từ đó đưa sản phẩm sâm Lai Châu hữu cơ chất lượng đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xã Mường Tè có diện tích tự nhiên gần 267.500ha, địa hình chủ yếu đồi núi cao, độ dốc lớn với dãy núi Pusilung có độ cao trung bình từ 2.000-3.000m so với mực nước biển; tỷ lệ che phủ rừng chiếm trên 67%. Đây là địa bàn được các nhà khoa học đánh giá rất phù hợp cho cây sâm tự nhiên sinh trưởng cũng như phát triển vùng trồng.

Trước những tiềm năng, lợi thế và trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, xã Mường Tè đã vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trồng sâm Lai Châu.

Đẩy mạnh dụng công nghệ Nhật Bản vào trồng sâm tại Lai Châu là bước đột phá trong chiến lược phát triển dược liệu của địa phương. Điều này không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây sâm, quy trình canh tác hiện đại còn bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng – yếu tố trọng tâm  để chinh phục thị trường quốc tế.

Dự án này không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm sâm mang thương hiệu Lai Châu mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Sâm Lai Châu trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.

Trong thời gian tới, khi hoàn thiện chuỗi sản xuất, chế biến và phân phối, Lai Châu có cơ hội khẳng định vị thế  về dược liệu  quý trên bản đồ dược liệu Việt Nam và khu vực. Đây cũng là mô hình cần được nhân rộng để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, gắn với bảo tồn tài nguyên và phát triển ngành dược liệu quý tại nước ta.

 

 

Thu Cúc

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline