Hotline: 0941068156

Thứ năm, 05/12/2024 01:12

Tin nóng

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Thứ năm, 05/12/2024

Lai Châu cần 168 nghìn tỷ đồng để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP

Thứ tư, 04/12/2024 10:12

TMO – Lai Châu đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 9% -11% (ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng 5,0%/năm; ngành công nghiệp, xây dựng tăng khoảng 13,6%/năm; ngành dịch vụ tăng khoảng 7,9%/năm). Để đạt những mục tiêu này, Lai Châu cần khoản kinh phí đầu tư khoảng 168.000 tỷ đồng.

Ngày 07/12/2023 Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đưa địa phương này trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực bên trong và bên ngoài, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đến năm 2050 phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh có kinh tế, xã hội trên mức trung bình của cả nước.

Nắm bắt và khai thác hiệu quả các cơ hội, nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng đóng góp của ngành dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế biên mậu và du lịch gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng địa phương; nông nghiệp phát triển theo hướng đa giá trị, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng liên kết vùng. Khoa học, công nghệ được ứng dụng hiệu quả, kinh tế số phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên, mở rộng hợp tác, hội nhập sâu rộng. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Đến năm 2030, phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu. Ảnh minh họa

Cụ thể, Quy hoạch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 9% -11% trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng 5,0%/năm; ngành công nghiệp, xây dựng tăng khoảng 13,6%/năm; ngành dịch vụ tăng khoảng 7,9%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,1%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 48,5%; ngành dịch vụ chiếm 33,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,0%.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 116,6 triệu đồng/người/năm (tương đương 4.266 USD theo giá hiện hành). Tăng năng suất lao động bình quân đạt 8,2%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn trên 4.500 tỷ đồng vào năm 2030. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 13%. Khách du lịch năm 2030 đạt khoảng trên 2 triệu lượt người.

Về xã hội, Quy hoạch đặt mục tiêu quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 546 nghìn người. Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,4% - 1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2% - 3%/năm. Tỷ lệ thôn, bản, khu dân cư có nhà văn hóa đạt 88%; tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt trên 86%; tỷ lệ khu dân cư văn hóa đạt 78%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 98%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 70% số xã, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 25%; có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Về tài nguyên và môi trường, tỷ lệ che phủ rừng đạt 56%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý đạt 90%. Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%.

Về kết cấu hạ tầng, cứng hóa 100% đường huyện và trên 80% đường xã của tỉnh. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%; 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 30% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%. Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang trên phạm vi toàn tỉnh. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại di động thông minh, từng bước phát triển mạng 5G…

Đến năm 2050, Lai Châu là tỉnh phát triển xanh, bền vững, văn minh, giàu bản sắc văn hóa, phát triển toàn diện; kết cấu hạ tầng nông thôn được hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh có kinh tế, xã hội trên mức trung bình của cả nước.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra đến năm 2030, nhất là tăng trưởng GRDP từ 9 đến 11%/năm, tỉnh Lai Châu cần khoản kinh phí đầu tư toàn xã hội khoảng 168 nghìn tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể: Ở giải đoạn (2021-2025) Lai Châu cần khoảng 58.000 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn trong khu vực nhà nước chiếm khoảng 36%, còn lại là nguồn vốn huy động khu vực ngoài nhà nước). Giai đoạn (2026-2030), địa phương này cần khoản kinh phí đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn từ khu vực trong nhà nước chiếm khoảng 31%, còn lại là huy động khu vực ngoài nhà nước).

Tại Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (vừa được Chính phủ phê duyệt), tỉnh Lai Châu sẽ nghiên cứu, xây dựng, triển khai chương trình, chính sách hỗ trợ nguồn lực cho khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư. Đồng thời, tăng cường tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền, kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tập trung thu hút vốn để phát triển các ngành trụ cột của tỉnh như: Công nghiệp thủy điện, chế biến đất hiếm, chế biến nông lâm thủy sản; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; kinh tế biên mậu; phát triển các khu du lịch; phát triển các vùng nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp sạch, phát triển một số sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đặc hữu phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

 

 

BÙI HOÀNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline