Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 01:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Kon Tum: Hơn 100 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung kém hiệu quả

Thứ ba, 20/08/2024 14:08

TMO - Tại tỉnh Kon Tum với hơn 54% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, việc đảm bảo người dân được cung cấp đủ nước sạch là vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các hộ dân, hoàn thành các mục tiêu trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. 

Theo báo cáo giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Kon Tum, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 312 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện có 77 công trình hoạt động bền vững (24,68%), 103 công trình tương đối bền vững (33,01%), 104 công trình kém hiệu quả (33,33%), 28 công trình dừng hoạt động (8,97%). Đáng chú ý, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý đều có hệ thống xử lý nước sạch hoàn chỉnh, công nghệ tương đối hiện đại, công tác kiểm nghiệm chất lượng nước được thực hiện theo quy định. 

Đến nay, toàn tỉnh có 70/86 xã được đầu tư xây dựng các cấp nước sinh hoạt tập trung, đạt tỷ lệ 81,4%. Tổng số hộ được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85.870 hộ; hộ gia đình sử dụng cấp nước sinh hoạt tập trung là 28.000 hộ; hộ gia đình sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ là 57.870 hộ, đạt tỷ lệ 91,1%, trong đó tổng số hộ nghèo được sử dụng nước hợp vệ sinh là 11.136 hộ, đạt tỷ lệ 82,4%. Hiện vẫn còn 16/86 xã chưa có cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng số hộ chưa được cấp nước hợp vệ sinh là 8.413 hộ, chiếm tỷ lệ 8,9%. 

 Hơn 100 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh kon Tum hoạt động kém hiệu quả. Ảnh: HL. 

Việc cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Đó là, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) hiện tại đã hư hỏng, xuống cấp, không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả nhưng chưa được xử lý theo quy định của pháp lý về quản lý tài sản công. Kinh phí bảo trì hằng năm không được bố trí hoặc bố trí rất ít, không đủ để duy tu, sửa chữa...

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh hoạt động kém hiệu quả, bền vững dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch cho người dân. Trong đó, do địa hình của tỉnh chia cắt mạnh; dân cư sinh sống không tập trung. Đa số các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đều nằm ở xa khu dân cư; đầu nguồn lấy nước thường ở các khe suối nhỏ, việc quản lý, vận hành rất khó khăn; một số công trình thường bị cạn kiệt nguồn nước. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung còn hạn chế khi thiếu cán bộ có chuyên môn và kinh phí cho quản lý, vận hành và bảo dưỡng. Hầu hết các công trình cấp nước tập trung được giao cho cộng đồng dân cư quản lý. Do đời sống người dân vùng nông thôn còn khó khăn nên khả năng chi trả phí sử dụng nước thấp, trong khi đó nguồn ngân sách hỗ trợ giá nước sạch và sửa chữa công trình có hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung nông thôn... 

Tại Kế hoạch số 76-KH/TU ngày 12/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu, đến năm 2025 có 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đến năm 2030, phấn đấu 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Đến năm 2045, bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội.

Kế hoạch trên là một định hướng quan trọng cho những hành động cụ thể để cải thiện mức độ tiếp cận nước sạch cho người dân toàn tỉnh nói chung và người dân khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo cuộc sống của hàng chục nghìn hộ gia đình sẽ được cải thiện. 

Thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. 

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhất là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần thực hiện đúng quy định về công tác khảo sát, thiết kế, lấy ý kiến tham vấn cộng đồng, người dân; đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội, thống nhất lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt đảm bảo quy định.

Mặt khác, các cơ quan, đơn vị, địa phương khi thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cần gắn với các công trình thủy lợi, hồ chứa, đảm bảo ổn định nguồn nước cả về số lượng và chất lượng, gắn với khai thác vận hành, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, lập phương án quản lý nhằm nâng cao năng lực của Tổ quản lý- vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (đặc biệt là cấp xã) đảm bảo hiệu quả; xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật trong hoạt động quản lý, khai thác và vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. 

Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, bảo vệ tài sản, bảo vệ nguồn nước mặt; tăng cường nạo vét đập đầu mối, đường dẫn nước. Hằng năm bố trí, hỗ trợ kinh phí bảo trì các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng đấu nối, trang bị bồn chứa nước, đầu tư thêm đường ống dẫn nước từ sau đồng hồ nước đến bồn chứa của mỗi hộ gia đình, tạo điều kiện để người dân sử dụng nước có hiệu quả.

 

 

Lê Hòa

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline