Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 17:03

Tin nóng

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Thứ ba, 19/03/2024

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Thứ sáu, 03/12/2021 10:12

TMO - Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ  hình thành nhận thức đến hoàn thiện thể chế, công nghệ…và nên áp dụng các nguyên tắc “kinh tế tuần hoàn” để giảm lượng rác thải nhựa trong ngành thủy sản, hướng đến nền kinh tế xanh.

Đây cũng chính là nội dung được đưa ra thảo luận trong một hội thảo “Giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành thủy sản, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và hướng tới kinh tế biển xanh” được tổ chức mới đây.

Trong lượng rác, chất thải đổ ra biển, rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền chiếm khoảng 70-80%.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, có tiềm năng phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được coi là một trong những quốc gia có lượng lớn rác nhựa thải ra biển hàng năm. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Bộ TN&MT mới công bố, rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa trên biển, đang là vấn đề nổi cộm trên toàn cầu. Ước tính, hơn 70- 80% rác thải nhựa trên biển có nguồn gốc từ đất liền. Phần còn lại là nhựa thải trực tiếp ra biển, chủ yếu từ các hoạt động đánh bắt hải sản như ngư cụ bị bỏ lại trên biển, gây nguy hiểm với sinh vật biển và là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm nhựa trên đại dương.

Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, chỉ tính riêng tại cảng cá Quy Nhơn, 100% tàu cá không có thiết bị thu gom rác thải và 100% tàu cá không đưa rác thải vào bờ. Trong quá trình sản xuất, ngành thủy sản cần sử dụng các vật liệu bằng nhựa. Rác thải nhựa trong quá trình sản xuất thủy sản cũng là một trong những nguồn thải ra biển và đại dương. Do vậy, rác thải nhựa từ ngành thuỷ sản cần phải được thu gom và có giải pháp sử dụng như một dạng tài nguyên cần tái chế.

Trong Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm thiểu 75% rác thải nhựa đại dương và 100% ngư cụ bị mất hoặc bị vứt bỏ. 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy. 100% các khu bảo tồn biển không có rác thải nhựa.

Theo Ban Biến đổi khí hậu và môi trường (UNDP Việt Nam), để giảm lượng rác thải nhựa từ ngành thủy sản và hướng tới nền kinh tế xanh, điều cần thiết là phải áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, gồm giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu và tái tạo hệ thống tự nhiên. Ngoài ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ nâng cao nhận thức, đến hoàn thiện thể chế, tăng cường, chuyển giao công nghệ, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế”.

 

Lan Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline