Hotline: 0941068156
Thứ hai, 25/11/2024 03:11
Thứ ba, 18/10/2022 19:10
TMO – Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16% diện tích đất cả nước; trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 91%. Đây cũng là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.
Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.
Sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
Phát biểu trong Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Tây Nguyên cần phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, trong đó hình thành một số sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu quốc tế; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó hạ tầng giao thông là nền tảng quan trọng; là điểm đến đặc sắc thu hút khách du lịch; hệ sinh thái được bảo tồn, an ninh nguồn nước được đảm bảo; an ninh chính trị ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.
Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 5,5 triệu ha, chiếm khoảng 16% diện tích đất cả nước; trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 91%. Đây cũng là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái. Với khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu chất lượng cao, sản lượng lớn và khả năng cạnh tranh cao, Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo. Nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiềm năng Tây Nguyên đang được đánh thức và sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nhờ Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tiềm năng có thể vô hạn, nhưng tài nguyên, bao gồm đất đai và nguồn nước, rừng và khoáng sản lại hữu hạn. Do đó, chỉ khi tích hợp đa tầng giá trị, tăng cường liên kết vùng mới kích hoạt trọn vẹn tiềm năng.
Nghị quyết số 23-NQ/TW ra đời thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng và cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nên cần tiếp tục đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, để tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tạo bước chuyển biến mới trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên.
[Kinh tế vùng Tây Nguyên] Chưa phát huy, tận dụng tiềm năng và lợi thế
Quốc Dũng
Bình luận