Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 03:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường

Thứ bảy, 11/02/2023 12:02

TMO - Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xem bảo vệ môi trường nhấn mạnh đến nhiệm vụ quan trọng là “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh”.  

Cụ thể, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; nâng cao chất lượng rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 3 triệu ha.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%, trong đó tỷ lệ xử lý thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt khoảng 50%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu gom; tỷ lệ tái chế rác thải hữu cơ đạt 100% ở đô thị và 70% ở nông thôn.

Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%, trong đó tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%. Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%. Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào năm 2050.

Xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, đồng bộ, hiện đại liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên triển khai trong thời gian tới. 

Với định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả tổng hợp sử dụng đầu vào, đầu ra của các quá trình sản xuất. Bảo vệ môi trường theo hướng tích hợp các hoạt động gồm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, thiết lập hệ thống giám sát chất lượng môi trường.

Ưu tiên xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, đồng bộ, hiện đại liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Cải tạo, nâng cấp, kiểm soát các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái do chất thải rắn, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từng bước hạn chế chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt; chuyển đổi các bãi chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt thành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ hiện đại.

Các Bộ, ngành chức năng, địa phương cần nâng cao công tác quan trắc môi trường tự động, kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm 

Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng thu gom, xử lý nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, làng nghề trên các lưu vực sông lớn. Thực hiện xử lý nước thải đạt yêu cầu ở tất cả các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, các bệnh viện. Tăng cường quản lý nguồn thải, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt, đặc biệt tại các dòng sông, đoạn sông liên tỉnh bị ô nhiễm. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung kết hợp với cải tạo, phục hồi các hồ, ao, kênh, mương, rạch ở các đô thị lớn. Thực hiện các dự án xử lý nước thải, khôi phục lại chất lượng nước ở các đoạn sông, kênh, mương, rạch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tiếp tục bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, vùng lõi di sản thiên nhiên; mở rộng hệ thống, thành lập mới các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn và khu bảo tồn biển; mở rộng hệ thống các khu di sản thiên nhiên được các tổ chức quốc tế công nhận. Khoanh vùng, xây dựng, bảo vệ và sử dụng bền vững các hành lang đa dạng sinh học. Bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt các vùng đất ngập nước quan trọng có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) hiện có; tiếp tục nâng tổng số khu Ramsar của cả nước; khoanh vùng, bảo vệ và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn. Khoanh vùng, bảo vệ, sử dụng bền vững và thành lập mới các khu vực đa dạng sinh học cao, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng. Xác định hành lang bảo vệ nguồn nước, phân vùng bảo vệ nguồn nước theo mức độ ưu tiên.

Đồng thời, chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng. Phát triển và nhân rộng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các ngành, lĩnh vực.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng, nâng cấp công trình trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt tới tất cả các địa phương, người dân trên cả nước và tàu thuyền hoạt động trên biển. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất; chủ động di dời dân cư ra khỏi vùng có mức độ rủi ro cao về thiên tai. Xây dựng các bản đồ về rủi ro thiên tai để định hướng sắp xếp, bố trí các hoạt động phát triển, giảm thiểu nguy cơ tác động của thiên tai. 

 

 

Thu Hà 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline