Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 20:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn nạn săn bắt thú rừng tại Đắk Lắk

Thứ tư, 20/11/2024 06:11

TMO - Trước nguy cơ nhiều loại động vật hoang dã bị đe doạ bởi nạn săn bắt thú rừng, chính quyền tỉnh Đắk Lắk  đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng trên, để bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm.

Đắk Lắk là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tuy nhiên địa phương này hiện đang phải đối mặt với tình trạng săn bắt động vật hoang dã ngày càng gia tăng. Trước nguy cơ nhiều loài quý hiếm bị đe dọa, chính quyền nơi đây đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ hệ sinh thái. Những nỗ lực này không chỉ hướng tới việc chấm dứt nạn săn bắt, mà còn khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường trong  mỗi người dân.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Vườn Quốc gia Yok Đôn có diện tích hơn 115.500ha, là hệ sinh thái rừng khộp duy nhất tại Việt Nam với trên 858 loài thực vật, 89 loài thú, 305 loài chim, trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm.

Theo thống kê, Vườn Quốc gia Yok Đôn hiện nay có  khoảng 650 loài động vật có xương sống, trong đó có 92 loài thú, 373 loài chim, 112 loài cá, 55 loài bò sát và 18 loài lưỡng cư. Động vật quý hiếm và đặc hữu của Vườn quốc gia Yok Đôn hiện còn giá trị rất lớn và có đặc trưng riêng biệt. Trong đó, 46 loài thú quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam đều có tại Vườn quốc gia Yok Đôn (chiếm đến 50% số loài) và 35 loài thú quý hiếm toàn cầu theo IUCN 2020 (chiếm 38.9%) tổng số loài tại vườn.

Vườn quốc gia Yok Đôn có giá trị bảo tồn rất cao, đặc biệt là các loài thú có kích thước lớn như voi, bò rừng, bò tót, nai, sơn dương và nhiều loài thú ăn thịt khác. Đây cũng là địa điểm mà người dân thường xuyên tổ chức săn bắt động vật, nhất là động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Để bảo vệ hệ sinh thái Vườn Quốc gia Yok Đôn, từ đầu năm đến tháng 10/2024, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn đã tổ chức 17.770 lượt tuần tra, qua đó phát hiện và tháo gỡ 899 bẫy thú các loại; xử lý, thu giữ 75kg thịt động vật rừng. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn cho biết, Vườn Quốc gia có địa hình bằng phẳng, tiếp giáp với 7 xã vùng đệm thuộc hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, do đó áp lực xâm hại tài nguyên rừng là rất lớn, nhất là việc săn bắt các loài động vật hoang dã.

Đặc biệt, trong mùa khô, các đối tượng thường tổ chức săn bắt động vật rừng nên lực lượng kiểm lâm cũng nỗ lực, tăng cường tuần tra, truy quét các đối tượng vi phạm, đồng thời tìm kiếm, kịp thời tháo gỡ các loại bẫy thú rừng để bảo vệ động vật hoang dã và duy trì đa dạng sinh học tại vườn.

Bẫy thú rừng được lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tìm thấy. (Ảnh minh hoạ).

Lực lượng kiểm lâm cũng tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền đến người dân sống gần rừng về nâng cao nhận thức và tránh những hành vi vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, thường xuyên huy động các tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ở những xã vùng đệm để tuần tra, kịp thời phát hiện các đối tượng có dấu hiệu xâm nhập vào rừng săn bắt động vật nhằm ngăn chặn và xử lý theo quy định.

Ngoài Vườn Quốc Gia Yok Đôn, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng là một trong số những nơi có hệ động vật đa dạng. Với diện tích gần 26.850ha và có thảm thực vật rừng phong phú gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như cà te, gõ đỏ, bằng lăng, giáng hương… cùng đa dạng loài động vật hoang dã với 279 loài.

Trong số đó, có 69 loài quý hiếm. Đây cũng là khu vực có nguy cơ cao bị các đối tượng xâm nhập để săn bắt động vật hoang dã, xâm hại đến tài nguyên rừng. Lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, cho biết sự đa dạng về loài động vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô khiến người dân bất chấp các quy định của pháp luật để vào rừng săn bắt động vật hoang dã.

Từ đầu năm đến ngày 10/11, lực lượng chức năng của đơn vị đã phát hiện, xử lý 13 vụ việc vi phạm các quy định chung của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, trong đó có nhiều vụ người dân vào rừng để săn bắt động vật hoang dã, tác động đến tài nguyên rừng. Trong hai năm gần đây, xuất hiện tình trạng nhiều người dân xâm nhập vào lâm phần của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô để kích giun bằng điện.

Lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn đã phát hiện hàng trăm vụ việc, thu giữ hàng trăm máy kích giun bằng điện. Bên cạnh đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có Quốc lộ 29 chạy qua (Đắk Lắk-Phú Yên) nên việc xâm nhập vào rừng, khai thác tài nguyên rừng diễn ra phức tạp hơn.

Lực lượng kiểm lâm tái thả động vật hoang dã bị săn bắt về tự nhiên. (Ảnh minh hoạ).

Các đối tượng có thể sử dụng nhiều phương tiện để vào rừng, vận chuyển tang vật vi phạm dễ dàng hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đứng trước những nguy cơ về xâm hại tài nguyên rừng, nhất là việc săn bắt động vật hoang dã, bên cạnh tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát những điểm nóng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tiếp giáp lâm phần trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên để thực hiện quy chế phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng.

Mặt khác, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân sống gần rừng nhằm hạn chế tình trạng xâm hại đến tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết để góp phần ngăn chặn hành vi săn bắt động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xử lý nghiêm những vụ việc liên quan đến săn bắt động vật hoang dã, nhất là trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Đồng thời, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở lợi dụng việc nuôi động vật hoang dã để mua bán động vật hoang dã không rõ nguồn gốc nhằm trục lợi và tiếp tay cho nạn săn bắt động vật hoang dã.

Được biết, tỉnh Đắk Lắk có hơn 411.930ha rừng tự nhiên. Các khu rừng nguyên sinh của vườn quốc gia, khu bảo tồn… có hệ thống động vật phong phú, đa dạng, do đó, nguy cơ các đối tượng vào rừng để săn bắt động vật hoang dã, xâm hại tài nguyên rừng luôn hiện hữu. Thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường hoạt động giám sát nhằm xử lý triệt để các hành vi săn bắn thú rừng, động vật hoang dã.

Bên cạnh đó tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở lợi dụng việc nuôi động vật hoang dã để mua bán động vật hoang dã không rõ nguồn gốc nhằm trục lợi và tiếp tay cho nạn săn bắt động vật hoang dã.

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline