Hotline: 0941068156

Thứ tư, 07/06/2023 02:06

Tin nóng

Phát hiện 8.350 vụ vi phạm về môi trường trong 5 tháng đầu năm

Nhiều trạm quan trắc không khí “lười” nảy số?

Chi gần 210 tỷ đồng nạo vét các tuyến đường thủy trọng điểm

Cần quyết liệt hơn trong “phân loại rác tại nguồn”

“Kinh tế xanh”: Ngành thủy sản cần làm gì để giảm lượng rác thải đổ ra biển?

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Buýt điện đầu tiên chính thức lăn bánh

Công bố báo cáo về hiện trạng bụi PM2.5 của 63 tỉnh/thành năm 2019-2020

Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Đầu tư 21 cụm cảng thủy hàng hóa tại các tỉnh phía Nam

Định hướng phát triển kinh tế biển xanh

Trẻ em cần được tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, biến đối khí hậu

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Kiểm soát các nguồn khí thải công nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Bảo vệ tài nguyên nước, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chưa 'khai tử' xe thô sơ, ba bánh

Đến năm 2030 sẽ không còn cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam

Thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và xây dựng văn hoá môi trường hướng tới phát triển bền vững đất nước

Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước

Thứ tư, 07/06/2023

Kiểm soát các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thứ năm, 10/11/2022 13:11

TMO - Thời gian qua, cùng với việc huy động các nguồn lực tập trung phát triển cho các ngành kinh tế trên địa bàn, tỉnh Tây Ninh cũng đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh, qua đó thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành địa phương tăng cường kiểm soát các nguồn thải từ các khu vực sản xuất trên, giảm thiểu tối đa ảnh tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 02 khu kinh tế cửa khẩu, 06 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải và nước mưa riêng biệt, các khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn quy định (QCVN 40:2011/BTNMT cột A) trước khi xả ra môi trường. 

UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị phải đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp. Ảnh: BTN  

Về định hướng phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, Tây Ninh cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường, ít phát thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động. Các nhà máy đầu tư trong khu công nghiệp đều được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy định, thực hiện tốt công tác thu gom, quản lý chất thải rắn.  Các dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp đều thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động đúng theo quy định.

Đồng thời, chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước riêng tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Dự kiến xây dựng các khu xử lý nước thải công nghiệp tập trung với tổng công suất đến năm 2025 khoảng 132.960 m3/ngày đêm, sẽ tăng lên 263.062 m3/ngày đêm vào năm 2030. Tại mỗi khu công nghiệp tập trung phải được xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới được phép xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Ngoài ra, UBND tỉnh Tây Ninh kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở chưa nâng cấp, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt cột A, đặc biệt là các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì và cao su. Các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm và lắp đặt thiết bị xử lý chất thải để bảo vệ môi trường theo quy định. 

Hàng năm, xây dựng kế hoạch giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, chế biến bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng tần suất giám sát tại một số vị trí thường xảy ra cá chết ở rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nước và có biện pháp xử lý, ngăn ngừa mức độ gia tăng ô nhiễm. Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh đã tích cực phối hợp với các tỉnh Long An, Tiền Giang và thành phố Hồ Chí Minh quan trắc nước sông Vàm Cỏ Đông với tần suất 04 lần/năm.

UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Ảnh: Hà Nam 

Tại tỉnh Tây Ninh, mỗi ngày cả tỉnh phát sinh 410 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó, việc thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt 95%, nhưng ở nông thôn chỉ đạt 70%. Theo dự báo đến năm 2030, tổng lượng chất thải phát sinh là 2.163,88 tấn/ngày, cụ thể chất thải rắn sinh hoạt phát thải đạt 1.023,88 tấn/ngày; chất thải rắn công nghiệp phát thải đạt 1.136,44 tấn/ngày; chất thải y tế nguy hại đạt khoảng 1,283 tấn/ngày; chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch, nông nghiệp khoảng 2,29 tấn/ngày; tổng chất thải nguy hại  phát thải đạt khoảng 168,79 tấn/ngày”.

Toàn tỉnh quy hoạch 7 dự án xử lý chất thải rắn. Trong đó, có 5 dự án được đưa vào hoạt động; 1 dự án đang triển khai xây dựng; 1 dự án đang thực hiện thủ tục đất đai, xây dựng. Về chất thải nguy hại, có 05/05 cơ sở xử lý đã được UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư xử lý chất thải nguy hại với công suất thực tế hiện đã vượt khá lớn so với công suất dự báo. 

Nhằm kiểm soát các nguồn thải, từ đó thúc đẩy triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, tỉnh Tây Ninh tập trung rà soát, hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, phù hợp mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia; tăng cường các điểm quan trắc, xây dựng một số trạm quan trắc tự động đối với nước mặt, không khí, với vị trí, tần suất, thông số quan trắc và các thành phần môi trường phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để công tác bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả, Sở TN&MT kiến nghị Bộ TN&MT cần ban hành hướng dẫn thực hiện xây dựng chính sách xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện. Sở TN&MT cũng kiến nghị Bộ TN&MT đánh giá hiệu quả và hướng dẫn áp dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp với tình hình thực tế, nhất là về xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt.

 

 

Thu Trang 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline