Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 00:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

“Khứa đuôi, miếng đầu lòng lợn” – kỷ ức chiều 30 Tết

Thứ hai, 31/01/2022 14:01

TMO - Năm nào cũng vậy, cứ đến chiều 30 Tết khi việc nhà đã “hòm hòm” chúng tôi lại kéo nhau ra quán cà phê ngồi nói “chuyện đông chuyện tây” và trong những câu chuyện ấy không thể không nói đến Tết thủa xưa, khi chúng tôi chỉ là những cậu bé khoảng chục tuổi.

Cách đây khoảng ba bốn mươi năm, kinh tế còn nhiều khó khăn. Cả năm dành dụm chỉ để có cái Tết tươm tất. Ở quê, thường 2-3 nhà chung nhau một nồi bánh chưng. Nhà mình ít người nên thường nhờ các bác gói và luộc cho dăm cái. Chỉ khoảng hơn 10 tuổi, mình đã biết gói bánh chưng, không cần khuôn, chặt tay và vuông vức. Nhờ vậy, sau này có dịp trổ tài gói bánh chưng cho bố bạn gái, và có lẽ vì cái tài lẻ đó mà giờ “bạn gái” đã là người gói bánh chưng cho cả nhà mỗi khi Tết đến.

Hồi trước, mấy gia đình chung nhau một con lợn, gọi là “đụng” lợn. Thường hẹn nhau cả mấy tháng trước Tết. Nhà ít người nên chỉ dám mua 1/4 "góc" (một góc lợn = 1/4 con). Nhưng vui lắm, từ sáng sớm ngày 30, tiếng lợn kêu eng éc khắp làng trên xóm dưới, người lớn mải mê pha chế thịt để kịp làm mâm cơm thịnh soạn nhất trong năm cúng tổ tiên, và dùng để gói bánh chưng.

Không gian Tết xưa

Nhà nào có điều kiện thì chuẩn bị một nồi cá kho mía với nước cua trước đó từ nửa tháng. Mình nghiện món cá kho đó ăn với cơm trắng hoặc bánh chưng. Làng Vũ Đại giờ phát đạt cũng nhờ món cá kho, và cả “chuối tiến vua”, tức chuối ngự. Đám trẻ con thì mặt mày nhem nhuốc, lăng xăng chạy đi chạy lại, đứa nào may thì được nếm tí khấu đuôi hoặc miếng đầu lòng lợn, đứa thì tụ tập chơi cù, đánh đáo ở đầu ngõ.

Đầu giờ chiều 30 Tết, nhà nhà đỏ lửa luộc bánh chưng, gần giao thừa thì vớt ra và ép bánh để sao cho đúng giao thừa những đồng bánh chưng còn nghi ngút khói được đặt lên bàn thờ gia tiên. Pháo nổ ròn rã xen lẫn tiếng chúc nhau năm mới bình an, trong lòng ai cũng có cảm giác mới lạ, hy vọng sang năm mới thịnh vượng. Mà sao mùi pháo nồng nặc quyện trong mưa xuân lất phất lại đặc biệt thế chứ. Sáng mùng Một, nhà nhà người người với những bộ cánh mới đổ ra đường, tay xách cặp bánh chưng hoặc hộp mứt đi chúc Tết bà con họ hàng. Nhà mình út ít nên năm nào cũng phải mang lễ đến nhà các bác, thắp nén hương tri ân tổ tiên. Tết sum họp, trở về với cội nguồn là thế. Giờ kinh tế khá giả, phú quý sinh lễ nghĩa, những điều giản dị như thế ngày càng mai một ở đâu đó. Những năm công tác nước ngoài, cũng cố duy trì không khí Tết, nhất là gói bánh chưng để các con cháu, và chính mình không quên.

Hôm 28 Tết về quê, lần đầu tiên có bữa tất niên gần như đông đủ các bác, các con, các cháu. Làng giờ như phố, đường bê tông sạch sẽ, nhưng thiếu hẳn không khí Tết. Bánh chưng, giò thịt đủ cả ngoài chợ, cũng có cả đào quất. Trước ở quê chả có đào với quất, nhà nào sang thì có lọ hoa dơn hoặc hoa thược dược điểm vài cành violet. Mình có thằng bạn thân, nhà nó trồng hải đường làm hàng rào bao quanh nhà. Nên năm nào cũng đến xin, cắt mấy cành về chơi Tết. Hoa đỏ đẹp, nhiều lộc xanh, lại để được lâu. Tết xưa chỉ đơn giản thế, nhưng ấm cúng, ai cũng phấn khởi. Thế nên mới có câu “vui như Tết”.

 

 

Ghi chép của Hoài Nam

Phụ trách chuyên đề Tết: Gia Kiệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline