Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 21:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Không ngừng nỗ lực bảo tồn voi

Thứ ba, 16/08/2022 15:08

TMO - Voi được xếp vào bậc nguy cấp trong danh mục sách Đỏ của IUCN, bậc cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam và được đưa vào nhóm có quy chế bảo tồn cao nhất, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

Trên thế giới hiện còn có 3 loài voi: voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Việt Nam là một trong 13 nước có voi châu Á phân bố. Voi thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - Công ước CITES.

Ở Việt Nam, voi được xếp vào bậc nguy cấp trong danh mục sách Đỏ của IUCN, bậc cực kỳ nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam và được đưa vào nhóm có quy chế bảo tồn cao nhất, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

Voi được xếp vào diện cần bảo tồn, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại.

Ngoài việc quy định bảo tồn ở mức cao nhất, Chính phủ cũng đã lập kế hoạch hành động cho từng giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 2006-2010 bằng Quyết định 733/QĐ-TTg ngày 16/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Giai đoạn 2012-2020 bằng Quyết định 940/QĐ-TTg ngày 29/7/2012 và Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21/5/2013 với 3 dự án thành phần tại Đắk Lắk, Đồng Nai và Nghệ An và 1 dự án cấp trung ương. Và gần đây nhất Chính phủ đã đồng ý gia hạn thực hiện các hoạt động bảo tồn đến năm 2025 tại Quyết định số 413/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc và ngăn chặn thành công xu hướng xung đột giữa voi và người xảy ra khá thường xuyên vào những năm 2009-2012. Hàng loạt giải pháp đã được thực hiện trong giai đoạn 2010-2020, nhưng nếu mục tiêu của việc bảo tồn một loài là bảo đảm rằng loài đó không chỉ tồn tại ngoài tự nhiên mà còn phải có khả năng tự phục hồi và tiếp tục phát triển ngoài tự nhiên thì với con voi, chúng ta còn cách mục tiêu đó một quãng đường khá dài. Các nỗ lực trong thời gian qua của các cơ quan nhà nước cũng đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các tổ chức phi chính phủ như WWF, AAF, USAID tại các điểm dự án.

Từ những phân tích trên cho thấy, công tác bảo tồn voi vẫn đang được thực hiện liên tục với tham gia phối hợp chặt chẽ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, các đơn vị thực thi, các tổ chức phi chính phủ và sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.    

 

 

Trần Huyên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline