Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/04/2025 00:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ năm, 17/04/2025

Khánh Hòa phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Thứ năm, 27/02/2025 18:02

TMO - Tỉnh Khánh Hòa khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh; đảm bảo phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên về môi trường, sinh thái và xã hội. 

Tổng diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là hơn 245.598ha. Trong đó, diện tích có rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng hơn 214.967ha (gần 177.811ha rừng tự nhiên, hơn 33.501ha rừng trồng và 3.655ha đã trồng rừng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng); diện tích có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng hơn 30.631ha (gần 11,4ha rừng tự nhiên, hơn 28.833ha rừng trồng, hơn 1.786ha đã trồng rừng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng).

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 71.523ha chưa có rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đến cuối năm 2024 đạt gần 46%, tăng 0,36% so với cuối năm 2023. Các địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn mức trung bình chung của tỉnh là: Huyện Khánh Vĩnh đạt hơn 76%, huyện Khánh Sơn đạt gần 60%, huyện Vạn Ninh đạt hơn 50%, huyện Cam Lâm đạt gần 49%.

Theo Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh có 11 chủ rừng là tổ chức, 43 chủ rừng là UBND cấp xã và 3.086 hộ gia đình, cá nhân cung cấp dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích 151.520ha cho 33 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, chiếm gần 62% diện tích rừng của tỉnh. Với nguồn tài nguyên rừng đa dạng, thời gian tới địa phương này sẽ khai thác phát huy tiềm năng, thế mạnh và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.

Công tác bảo vệ, phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng để các địa phương phát huy giá trị đa dụng từ hệ sinh thái rừng. 

Cụ thể, đối với phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ, tỉnh sẽ từng bước chuyển hóa từ phát triển rừng sản xuất gỗ nhỏ sang phát triển rừng sản xuất gỗ lớn gắn với quản lý rừng bền vững; liên kết giữa chủ rừng với doanh nghiệp để phát triển chuỗi sản xuất sản phẩm gỗ từ khâu trồng rừng đến khâu tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ rừng liên kết sản xuất, tiếp cận thị trường, phát triển sản phẩm để nâng cao giá trị rừng trồng.

Đối với phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, tập trung nghiên cứu, chọn lựa các loài cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng địa phương để phát triển; xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng, tập trung ở các địa phương: Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Ninh Hòa, với mục tiêu đến năm 2030 đạt 255ha; phát triển các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, dược liệu gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với nét đặc trưng của từng địa phương.

Đối với phát triển các hình thức nông, lâm kết hợp sẽ thí điểm các mô hình kết hợp như: Phát triển cây dược liệu, nuôi trồng dưới tán rừng, vườn rừng…; lựa chọn cây trồng phù hợp, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất; liên kết sản xuất bền vững. Đối với phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa các loại dịch vụ môi trường rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế mất rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng…

Bên cạnh đó, để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng, các đơn vị chủ rừng tiến hành xây dựng và triển khai đề án du lịch dưới tán rừng pheo phương án quản lý rừng bền vững đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo các quy định liên quan, giảm thiểu các rủi ro từ hoạt động du lịch tác động đến bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để thúc đẩy phát triển các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời, tăng cường hợp tác giữa chủ rừng và cộng đồng địa phương để cung cấp các dịch vụ du lịch đặc trưng gắn với giá trị cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa đặc trưng; tăng cường quảng bá, giới thiệu các hoạt động du lịch dưới tán rừng, du lịch sinh thái cộng đồng đến với du khách; thu hút các nguồn lực để phát triển bền vững du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong các hệ sinh thái rừng, hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc sử dụng lao động tại chỗ…/.

 

 

Ngọc Ánh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline