Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 16/05/2025 13:05

Tin nóng

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Thứ sáu, 16/05/2025

Khánh Hoà: Nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn ven biển

Thứ sáu, 16/05/2025 06:05

TMO - Hiện nay, rừng ngập mặn ven biển tỉnh Khánh Hòa đang dần được phục hồi nhờ các chương trình trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ. Những nỗ lực này không chỉ góp phần khôi phục hệ sinh thái tự nhiên mà còn tạo lá chắn xanh bảo vệ bờ biển, sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và môi trường, tại Quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hoà có 244.606ha rừng đủ tiêu chí tính độ che phủ rừng (gồm 176.430ha rừng tự nhiên và 68.176ha rừng trồng), tỷ lệ độ che phủ rừng ở tỉnh đạt 45,58%.

Đối với rừng ngập mặn, trước năm 2000, toàn tỉnh có gần 3.000ha rừng ngập mặn. Đến nay, chỉ còn khoảng 3,4% diện tích, tương đương hơn 100ha. Thực tế trên cho thấy, Khánh Hoà cần khẩn trương hồi phục diện tích rừng ngập mặn đã mất để khôi phục hệ sinh thái ven biển, đồng thời tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân sống trong khu vực.

Theo khảo sát của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà cùng Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (Trường Đại học Nha Trang), rừng ngập mặn vùng ven biển Khánh Hòa có vai trò vô cùng quan trọng: Điều hòa khí hậu, hấp thụ CO₂, chắn gió, chống xói lở bờ biển, ngăn xâm nhập mặn và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội thông qua nguồn lợi thủy sản, du lịch dịch vụ.

Mặc dù vậy, tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Theo chia sẻ của người dân tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, cho biết, trước đây, ven đầm Nha Phu là hệ sinh thái đa dạng với rừng ngập mặn, đất đai phì nhiêu, hải sản phong phú, tạo nguồn sinh kế cho hàng ngàn cư dân.

Từ những năm 1990 đến 2000, giá tôm tăng cao khiến phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ. Người dân trong và ngoài tỉnh ồ ạt phá rừng ngập mặn làm ao, đìa nuôi tôm. Tuy nhiên, sau khoảng 3 - 4 năm phát triển mạnh, do mất rừng, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm, tôm mắc bệnh, người nuôi thua lỗ nghỉ nuôi dẫn tới bỏ hoang hàng chục héc-ta đất. Tình trạng tương tự xảy ra tại khu vực Đầm Bấy (đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang).

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và con người. 

Trước đây nơi này từng có hệ sinh thái rạn san hô và rừng ngập mặn đặc trưng. Giai đoạn từ năm 1980 đến 2000, việc chặt phá rừng cùng tác động của bão đã khiến hàng chục héc-ta rừng ngập mặn nơi đây suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Trong 5 năm trở lại đây, hậu quả của việc phá rừng để phục vụ phát triển kinh tế đã lộ rõ: Đất bị chai cứng, năng suất nuôi tôm giảm, tình trạng xâm nhập mặn và xói lở do thủy triều ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tại các địa phương như: Ninh Ích, Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa), Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh), nhiều vùng từng có diện tích rừng ngập mặn lớn và hệ sinh thái phong phú, người dân sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng ngập mặn. Đến nay, dù phần lớn rừng đã bị phá hủy, song vẫn còn những dải rừng tái sinh tự nhiên với hệ sinh thái đa dạng gồm những loài cây như: Bần, mắm, giá, đước.

Trước thực tế trên, nhằm nỗ lực phục hồi diện tích rừng ngập mặn, thời gian qua, với sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã chung tay phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn.

 Điển hình như, từ năm 2024 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã trong khối thi đua số 3 (thị xã Ninh Hòa) trồng 10.000 cây đước tại đầm Nha Phu; nhóm STEAM Nha Trang phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ninh Ích trồng 1.000 cây đước và tuyên truyền cho học sinh về giá trị của rừng ngập mặn ở đầm Nha Phu; các tình nguyện viên là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh đã trồng hơn 11.000 cây đước ở vùng ven biển tại Vạn Ninh.

 Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tổ chức hội thảo tập huấn về quản lý và phục hồi rừng ngập mặn cho các hộ dân ở các xã, phường có rừng ngập mặn trên địa bàn thị xã Ninh Hòa; hỗ trợ tổng số tiền 270 triệu đồng cho 15 hộ dân để trồng rừng ngập mặn…  Đại diện Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường cho biết, trong vài năm gần đây, một số khu vực rừng ngập mặn phía bắc tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi tự nhiên tại những đìa tôm bỏ hoang, dọc theo các mương lạch, cửa sông, suối.

Nhiều doanh nghiệp, người dân địa phương đã tích cực trồng mới và bảo vệ, nhờ đó diện tích rừng được tăng lên phần nào. Tuy diện tích phục hồi vẫn còn hạn chế so với trước kia, nhưng đó là dấu hiệu tích cực cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cộng đồng. Lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Nha Trang thông tin, từ năm 2012 đến nay, ban quản lý đã phối hợp với các đơn vị, trường đại học triển khai các hoạt động tái tạo nguồn lợi, trồng mới rừng ngập mặn.

Diện tích rừng tại Đầm Bấy đã tăng từ 5,4ha (năm 2015) lên khoảng 8ha. Mới đây, ban quản lý phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân lắp đặt giàn phao, bảng hiệu cảnh báo “Khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản và rừng ngập mặn, cấm khai thác”. Hiện nay, Đầm Bấy được quy hoạch để khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, hướng tới khai thác phát triển du lịch sinh thái hài hòa với thiên nhiên.

Cùng với công tác tuyên truyền, Ban Quản lý vịnh Nha Trang đang tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, Bộ đội Biên phòng tuần tra, xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến Đầm Bấy. Để bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, theo Đại diện Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, thời gian tới cần rà soát, bổ sung quy hoạch tại các địa phương ven biển; tăng cường giám sát, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có; xây dựng kế hoạch trồng rừng hằng năm, huy động nguồn lực xã hội và tổ chức quốc tế.

Sinh viên Trường Đại học Nha Trang tổ chức trồng đước phục hồi rừng ngập mặn. (Ảnh: BKH). 

Đồng thời cải thiện tình trạng ô nhiễm ven biển, kiểm soát nạn xả thải ra môi trường biển; hỗ trợ cây giống cho người dân trồng và chăm sóc rừng. Đối với các khu vực lồng bè nuôi trồng hải sản, cần vận động doanh nghiệp, người dân tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, thời gian qua, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có rừng ngập mặn.

Giai đoạn 2021 - 2030, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quản lý rừng ngập mặn gắn với quy hoạch lâm nghiệp; đánh giá toàn diện hiện trạng rừng (diện tích, trữ lượng, hệ thực vật, các tác động…); nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý chuyên trách; phát triển rừng ngập mặn theo cách tiếp cận sinh thái, lấy cộng đồng làm trung tâm.

Rừng ngập mặn vùng ven biển có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và môi trường, là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hấp thụ khí CO2; Chắn sóng, gió, chống xói bờ biển. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân, cung cấp nguồn lợi thủy sản, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế cao, có thể phát triển du lịch cộng đồng trên các cánh rừng ngập mặn…

Vì vậy, chính quyền và người dân Khánh Hoà cần có những giải pháp để bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có; đồng thời phải đẩy mạnh việc trồng mới để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn bền vững.

 

 

Khánh Vân

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline