Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 14:03

Tin nóng

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Thứ bảy, 29/03/2025

Khẩn trương xác định nguyên nhân hàng trăm tấn cá nuôi trong lồng bè bị chết

Thứ hai, 08/04/2024 16:04

TMO - Hàng trăm tấn cá nuôi lồng bè của người dân tỉnh Hải Dương chết hàng loạt. Ước tính đến ngày 7/4 số lượng cá chết khoảng 300 tấn. Cơ quan chức năng đã cử đoàn công tác lấy mẫu xét nghiệm, tìm nguyên nhân.  

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hải Dương cho biết, cá chết trong đợt nắng nóng đầu mùa hè. Theo thống kê sơ bộ, hơn 300 tấn cá nuôi, có giá trị đã chết. Hiện tượng này xảy ra tập trung ở TP. Hải Dương, TP. Chí Linh, huyện Nam Sách, Tứ Kỳ trên các sông Thái Bình, Kinh Thầy.   

Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT Hải Dương chủ trì, phối hợp Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xác định nguyên nhân gây chết cá; tăng cường theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình nuôi cá lồng trên sông; hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục tình trạng cá chết. 

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu Sở TN&MT thực hiện quan trắc chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông, tập trung tại các khu vực có nuôi cá lồng bị chết; thông báo kết quả quan trắc hằng ngày đến Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố, thị xã để thông tin tới người nuôi cá lồng biết; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan, tổ chức rà soát các nguồn thải vào các khu vực sông có nuôi cá lồng. 

UBND huyện, thành phố, thị xã rà soát, theo dõi đánh giá hoạt động nuôi cá lồng trên sông thuộc địa bàn; tăng cường theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình cá chết và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục, thu gom, xử lý cá chết; phối hợp với Sở TN&MT rà soát các nguồn thải trên các tuyến sông, thông báo kết quả quan trắc môi trường hằng ngày tới người nuôi cá lồng. 

Trước đó, Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã cử đoàn công tác về địa phương phối hợp với Sở, các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Kiểm tra nhanh tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy, nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao. Tuy nhiên chưa làm rõ được nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Khoảng 300 tấn cá nuôi trong lồng của người dân tỉnh Hải Dương bị chết chưa rõ nguyên nhân (Ảnh BA).

Để ứng phó với hiện tượng trên, Sở NN&PTNT Hải Dương đề nghị UBND các cấp và các đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện một số nội dung đối với cá nuôi lồng bè trên sông. Các hộ nuôi cần theo dõi dự báo thời tiết để ứng phó với sự thay đổi, quan sát vùng nước nuôi, nếu nước đục, cá bất thường, kém ăn cần có biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường oxy và đảo nước. 

Khi mực nước trên sông giảm, cần hạ thấp lồng nuôi để bảo đảm độ sâu luôn ở mức 2,5m-3m để giảm sự tác động của nhiệt độ cao. Hạn chế đánh bắt, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng. Vệ sinh lồng bè sạch sẽ, thông thoáng để tăng cường oxy hòa tan trong nước, giảm vật bám, chất bẩn ở trong lồng nuôi. Nên cho cá ăn vào thời điểm sáng sớm và chiều mát để cá nuôi ăn hiệu quả nhất, tăng cường sức đề kháng cho cá. 

Thông tin từ UBND xã Tiền Tiến (TP. Hải Dương) cho biết: Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế, nhiều hộ dân đã bán “chạy” số cá còn lại trên lồng với giá rẻ khoảng 20.000-30.000 đồng/kg (giá thông thường là khoảng 100.000 đồng/kg). Ước tính, các hộ dân chịu thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng. 

 

 

Vân Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline