Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 22:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Khẩn trương ứng phó với triều cường dâng cao nhất trong năm 2022

Chủ nhật, 09/10/2022 17:10

TMO - Trước dự báo triều cường trên sông Hậu sẽ đạt đỉnh trong vài ngày tới và xấp xỉ mốc triều cường lịch sử năm 2019, thành phố Cần Thơ đã khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm ứng phó đợt triều cường được dự báo cao nhất trong năm 2022.

Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ Phan Thanh Hải cho biết, mực nước đo được tại trạm Cần Thơ sáng 9/10 là 2,17m, cao hơn ngày 8/10 và cao hơn mức báo động 3 là 0,17m.

Trước đó, ngày 8/10 nước sông Hậu dâng cao, tràn theo các kênh rạch gây ngập nhiều khu vực ở quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, Cái Răng... Hàng loạt tuyến đường ở trung tâm TP Cần Thơ như: Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Ngô Quyền, hồ Xáng Thổi... chìm trong nước. Một số nơi, nước tràn vào nhà dân, cửa cơ quan công sở...

Nhiều tuyến đường như nội đô trên địa bàn TP Cần Thơ như Nguyễn Văn Cừ, 30 Tháng 4, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị ngập sâu, cản trở hoạt động giao thông. Ảnh: Cảnh Kỳ 

Dự báo mực nước đỉnh triều trên các sông rạch còn tiếp tục lên cao và khả năng sẽ đạt đỉnh trong các ngày 10-12/10 (nhằm ngày 15-17/9 âm lịch). Đỉnh triều cao nhất trong đợt này có khả năng lên mức 2,2-2,25m, cao hơn mức báo động 3 từ 0,2-0,25m, tương đương đỉnh triều cường lịch sử là 2,25m từng xuất hiện vào năm 2019. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hàng ngày vào lúc 6-8 giờ và 17-19 giờ.

Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ cho biết, các nguyên nhân chính làm triều cường dâng cao là do thủy triều, gió mùa Đông Bắc, nước sông Mekong đổ về, kết hợp với mưa kéo dài trong những ngày qua… Dự báo từ nay đến ngày 12/10, thời tiết còn diễn biến xấu, mưa nhiều.

Đợt triều cường này sẽ ảnh hưởng nhất định như gây ngập lụt một số khu dân cư ở vùng trũng thấp, ngoài đê bao và các cồn trên sông Hậu; ngập lụt cục bộ một số tuyến đường trong đô thị, nhất là quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy, một số khu vực nuôi trồng thủy sản ven sông và các cồn trên sông Hậu. 

Trước diễn biến của triều cường trong những ngày qua, Sở Giao thông Vận tải đề xuất một số biện pháp như: bố trí lực lượng trực tại các vị trí xung yếu, điều tiết giao thông tránh ùn tắc và hỗ trợ người dân khi có sự cố; bố trí lực lượng tiêu thoát nước (đóng mở van, khơi thông, gia cố hố ga).

Cùng với đó, cần tiến hành rào chắn các khu vực ao, hồ, mặt đường cặp sông rạch, tránh trường hợp khi ngập sâu không phân biệt được đường và sông (bố trí dây và đèn vào ban đêm); thông tin rộng rãi cho người dân biết các vị trí ngập, chiều sâu ngập, giờ đỉnh triều để chủ động di chuyển phù hợp.

TP Cần Thơ triển khai các biện pháp khẩn trương ứng phó với đợt triều cường được dự báo dâng cao nhất năm 2022. Ảnh: TTX 

Để chủ động ứng phó, UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an TP, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Đoàn thanh niên, UBND quận Ninh Kiều, UBND quận Bình Thủy chủ động xử lý sự cố ngập lụt các tuyến giao thông, xử lý ùn tắc giao thông, hỗ trợ người dân và phương tiện lưu thông. 

Đồng thời, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chủ động, kiểm tra, theo dõi, quyết định và chỉ đạo các trường học có thể điều chỉnh thời gian học cho phù hợp. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, khẩn trương chỉ đạo thực hiện biện pháp gia cố đê bao, tôn cao những đoạn đê bao thấp, yếu, có nguy cơ sạt lở, vỡ đê…

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai &Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ yêu cầu thành viên của ban, các cấp, ngành và UBND các quận, huyện tổ chức theo dõi diễn biến mưa, lũ, triều cường để thông tin đến chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông, chủ đầu tư các công trình trên sông, ven sông, kênh, rạch để chủ động biện pháp phòng, tránh.

Các địa phương tổ chức trực ban 24/24 giờ trong các đợt triều cường, lũ, bão xuất hiện để theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn; kịp thời đề xuất với lãnh đạo chủ trương, biện pháp ứng phó; tổng hợp tình hình phòng, chống thiên tai trong phạm vi phụ trách để báo cáo về Ban theo quy định. Các quận trung tâm thành phố chủ động phương án phân luồng giao thông, tổ chức giăng biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực ngập sâu, tuyến đường giao thông cặp sông rạch, nhằm tránh nguy hiểm cho người đi đường.

 

 

Hồng Diệp 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline