Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Khai thác tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng sạch

Chủ nhật, 07/08/2022 06:08

TMO - Trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng vượt trội kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang ngày càng gia tăng. Thực tế trên, đòi hỏi việc triển khai phát triển các nguồn năng lượng sạch là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương này. 

Là thành phố cảng biển với điều kiện năng gió phù hợp trong phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, vì thế  trong vòng 2 năm (2020 -2021), nhiều nhà đầu tư đã khảo sát và đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, đầu tư sản xuất năng lượng tại Hải Phòng.

Cụ thể, tháng 11/2021, Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) vừa đề xuất với TP Hải Phòng được nghiên cứu thực hiện dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Hải Phòng. Dự án dự kiến có tổng công suất là 3.900 MW chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.300 MW, vận hành vào các năm 2029, 2035 và 2037. Tổng mức đầu tư mỗi giai đoạn khoảng 3,95 - 4,5 tỷ USD, mức đầu tư toàn dự án lên tới 11,9- 13,6 tỷ USD.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn Hải Phòng để khảo sát và đề xuất triển khai thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi 

Vị trí dự kiến nghiên cứu là vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 14 km; phía Tây Bắc cách quần đảo Long Châu khoảng 36 km; cách đảo Cát Bà 88 km; cách huyện Tiên Lãng 76 km; cách huyện Kiến Thụy 74 km; cách quận Đồ Sơn 70 km. Diện tích dự kiến phát triển dự án khoảng 870 km2.

Trước đó, Tập đoàn ExxonMobil (Hoa Kỳ) đề xuất với Hải Phòng về phát triển dự án điện khí LNG tích hợp tại thành phố Hải Phòng. Theo biên bản ghi nhớ đã ký kết giữa Hải Phòng và ExxonMobil, các bên đồng ý mở rộng hợp tác để trao đổi nghiên cứu, chuyên môn, bí quyết trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG, nhà máy điện khí và các vấn đề liên quan để chạy thử và vận hành thành công của dự án. Dự án sẽ do ExxonMobil phối hợp với JERA thực hiện và dự kiến nhà máy được thực hiện tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng với công suất 4500 MW. 

Phát triển năng lượng tái tạo hiện đang là xu hướng tất yếu, yêu cầu bắt buộc của ngành năng lượng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua mà Việt Nam cam kết mạnh mẽ cũng đã xác định mục tiêu đạt phát thải ròng (lượng khí thải độc hại phát thải vào môi trường) bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

Hướng tới mục tiêu trở thành KCN sinh thái thì tỷ lệ các doanh nghiệp xử lý, dùng năng lượng tái tạo được quy định rất rõ. Thời gian qua, thành phố đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm xúc tiến đầu tư năng lượng tái tạo trong khu công nghiệp. Thành phố Hải Phòng ngày càng chú trọng phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo nhằm góp phần bảo vệ môi trường, giúp ngành công nghiệp thành phố hiện đại, thông minh, bền vững. 

Thành phố đang thúc đẩy hợp tác nhằm đưa các nguồn năng lượng tái tạo vào các KCN, CCN trên địa bàn. Ảnh: DEEP C 

Hiện nay TP Hải Phòng có 13 KCN đang hoạt động, thu hút 633 dự án, với tổng vốn đầu tư xấp xỉ lên tới 34,6 tỷ đô la Mỹ. Với định hướng thu hút đầu tư là các ngành công nghiệp mũi nhọn (công nghiệp điện tử, công nghệ cao, công nghiệp ô tô; công nghiệp năng lượng tái tạo...), nên nhu cầu về tái tạo năng lượng của thành phố là rất lớn, là yếu tố bắt buộc nhằm tạo nền tảng phát triển, đặc biệt trong phát triển công nghiệp.

Ngoài điện khí, điện gió, TP Hải Phòng cũng đang mời gọi đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải phát điện để có thể giải quyết được vấn đề rác thải hiện nay, vừa có thêm nguồn năng lượng mới. Theo đó, Hải Phòng dự kiến sẽ có 1 nhà máy xử lý rác tại Đình Vũ, quận Hải An công suất phát điện 40 MW; 1 nhà máy tại xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo công suất 20 MW.

Thành phố Hải Phòng khuyến khích phát triển điện gió ngoài khơi gắn với việc triển khai chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Tại các khu vực có tiềm năng như: khu vực huyện đảo Bạch Long Vĩ, khu vực ven biển Bàng La (quận Đồ Sơn), khu vực núi Sơn Đào phía bắc huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng sẽ tập trung phát triển điện gió.

Việc đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất năng lượng sạch tại Hải Phòng sẽ góp phần bảo đảm đủ nguồn cung năng lượng cho thành phố cũng như khu vực miền Bắc, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ, đột phá của Hải Phòng trong giai đoạn tới, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là giảm phát thải nhà kính, hướng đến mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Đồng thời, hỗ trợ cung cấp lên hệ thống điện quốc gia khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch có xu hướng giảm dần.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4274 ngày 14/11/2018, công suất cực đại của thành phố Hải Phòng năm 2020 là 1.348MW; năm 2025 là 2.112MW; năm 2030 là 2.986MW và đến năm 2035 là 3.989MW.

Như vậy, so với năm 2020, nhu cầu công suất cực đại của thành phố đến năm 2025 cần thêm 764MW; năm 2030 cần thêm 1.638MW và năm 2035 cần thêm 2.641MW. Các dự án sản xuất điện quy mô lớn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu này, hơn nữa sẽ tạo ra một ngành sản xuất mới hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững của Hải Phòng.

 

 

Lê Dũng 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline