Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 23:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển

Thứ hai, 03/06/2024 14:06

TMO - Tỉnh Bình Thuận xác định, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên biển, đảo đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế biển phát triển. Thời gian tới, địa phương này phát huy tối đa lợi thế so sánh của tỉnh có đường bờ biển dài, tài nguyên đa dạng, phong phú để làm giàu từ biển. 

Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Do cấu tạo của địa hình, với sự xuất hiện của những mỏm núi đá nhô ra biển xen lẫn những bờ cát nên quá trình bào mòn đã hình thành nhiều cung bờ lõm sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho sóng hội tụ và cát bồi, tạo thành những bãi biển du lịch hấp dẫn. 

Tại Bình Thuận, nghề khai thác thủy sản biển đã phát triển từ rất lâu như La Gi, Tuy Phong, Phan Thiết. Từ lâu, Bình Thuận đã xác định phát triển kinh tế biển làm trọng tâm. Theo đó, tỉnh phát triển bền vững kinh tế biển. Du lịch biển Bình Thuận với doanh thu tăng trưởng đều hằng năm. Hiện nay, tỉnh đã đầu tư đẩy mạnh thực hiện quy hoạch khu du lịch quốc gia Mũi Né. Đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện nước, thông tin liên lạc để phát triển kinh tế qua du lịch.

Ngoài ra, khai thác thủy sản tại Bình Thuận giữ vai trò quan trọng, đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng, cung cấp nguồn thực phẩm cho tiêu dùng và nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Để phát triển kinh tế thủy sản, tỉnh đã chú trọng phát huy năng lực khai thác hải sản với việc đầu tư tàu thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ khu vực biển, đảo từng bước được đầu tư, khai thác có hiệu quả.

Lợi thế về tài nguyên biển đã góp phần thúc đẩy phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển trên địa bàn tỉnh. 

Việc khai thác, sử dụng vùng mặt biển, đáy biển (vùng biển do tỉnh quản lý) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong định hướng phát triển của tỉnh thời kỳ 2021-2025 và đến năm 2030. Theo đó, lĩnh vực du lịch biển, kinh tế biển, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản…đã, đang và sẽ tiếp tục được quan tâm và thu hút được các nguồn lực đầu tư ngày càng lớn.

Quá trình đầu tư khai thác, sử dụng mặt biển, đáy biển đã tạo ra bước phát triển mang tính đột phá đối với cả tỉnh nói chung và các địa phương có biển nói riêng trên các lĩnh vực như: du lịch, dịch vụ, bất động sản, công nghiệp năng lượng, kinh tế biển, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội…(đã hình thành được các tổ hợp đô thị du lịch biển đẳng cấp; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cầu cảng, khu neo đậu tàu thuyền được đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa; nhiều dự án sản xuất năng lượng tái tạo được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng).

Các hoạt động khai thác vùng biển, đáy biển đã và đang đóng góp tích cực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ biên giới quốc gia; phục hồi nguồn lợi thủy sản; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Từ năm 2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, Bình Thuận đề ra mục tiêu khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo bao gồm sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm. 

Tỉnh tập trung các giải pháp khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo về lợi ích khai thác, sử dụng tài nguyên giữa các sở, ngành, các doanh nghiệp và nhà nước. Từ đó, khai thác tài nguyên biển được bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ nay tới năm 2030, Bình Thuận tập trung phát triển các khu công nghiệp như  Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2, khu kinh tế ven biển và các đảo với các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển năng lượng tái tạo điện gió trên biển, kết hợp điện gió với điện phân nước biển để sản xuất khí hydro, khai thác năng lượng từ sóng biển và các ngành kinh tế biển mới thân thiện môi trường.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đê kè chắn sóng, chống xói lở bờ biển, nâng cấp hạ tầng cảng cá bảo đảm đủ công suất cho tàu cá thực hiện cập cảng, neo đậu. Để bảo tồn đa dạng sinh học biển, Bình Thuận yêu cầu các ngành liên quan tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về phát triển bền vững, ngăn chặn hiệu quả khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định. 

Từ nay tới năm 2030, Bình Thuận sẽ có 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao. Tăng cường trồng rừng ở các vùng ven biển, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái bảo đảm đa dạng sinh học rừng ven biển và các đụn cát tự nhiên. Thực hiện điều tra, lập danh mục phân loại hải đảo như Hòn Cau, Hòn Nghề, Hòn Lao, Hải đăng – Kê Gà, Hòn Bà, cụm đảo Phú Quý… kết hợp với xây dựng và số hoá hồ sơ tài nguyên hải đảo.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận phối hợp với Sở Thông tin & truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Người dân cần nhận thức được việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên biển, bảo vệ hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học.

Công tác bảo vệ môi trường biển gắn với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong khai thác, quản lý bền vững nguồn tài nguyên này được đẩy mạnh triển khai. 

Thời gian tới, địa phương này tiếp tục xây dựng phương án sử dụng mặt biển, đáy biển tỉnh Bình Thuận phù hợp với các quan điểm chung của Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển Việt Nam; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tỉnh đảm bảo thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của tỉnh có đường bờ biển dài, tài nguyên đa dạng, phong phú để làm giàu từ biển, biến kinh tế biển thành một trong những ngành kinh tế có đóng góp quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các ngành kinh tế và các bên liên quan, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển. Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển. Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đồng thời giữ vững, bảo đảm chủ quyền, an ninh trên vùng biển của tỉnh.

Tăng cường quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh đầu tư bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu.

Đảm bảo xây dựng vùng bờ biển tỉnh Bình Thuận trở thành Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế. Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 15% GRDP toàn tỉnh; kinh tế của 07 huyện, thị xã, thành phố có biển và hải đảo đạt từ 80 - 85% GRDP của tỉnh. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế.

Vùng tỉnh Bình Thuận là trung tâm du lịch lớn, tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh về tài nguyên địa hình, khí hậu, tài nguyên nhân văn, hình thành các trung tâm, cụm, tuyến du lịch theo hành lang quốc gia, quốc tế, kết nối các trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên với Lào, Campuchia…

Đẩy mạnh phát triển các khu du lịch sinh thái, đô thị du lịch La Gi – Hàm Tân, Khu du lịch quốc gia Mũi Né - Hàm Thuận Nam và Điểm du lịch quốc gia Phú Quý; chú trọng phát triển tuyến du lịch đường biển kết hợp du lịch sinh thái, tâm linh khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn, tìm hiểu văn hóa các dân tộc. Khai thác các Tour, tuyến kết nối với các địa phương trong, ngoài tỉnh với Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

Phát triển chế biến thủy hải sản; kiểm soát lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản phù hợp cả về số lượng tàu và công suất tàu; phát huy mô hình đội tàu khai thác xa bờ, gắn với dịch vụ hậu cần, chế biến trên biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tổ chức nuôi trồng thủy sản theo điều kiện từng vùng, phát triển sản xuất con giống có lợi thế; duy trì ổn định diện tích nuôi nước lợ, nuôi trên biển. Tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư trường. Ưu tiên phát triển thủy sản theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hạn chế tối đa phát triển thuyền công suất nhỏ, khai thác ven bờ; xử lý nghiêm mọi hoạt động làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, hủy hoại môi trường. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn, tăng cường đầu tư, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nghề cá. Khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản nhất là sản xuất tôm giống, chế biến thủy sản xuất khẩu. Đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng của các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ; tập trung phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ gắn với kinh tế biển: như công nghiệp năng lượng tái tạo, khai khoáng, chế biến thủy hải sản…

Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao: dịch vụ thương mại, du lịch, dịch vụ xây dựng, khách sạn, nhà hàng, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin truyền thông, dịch vụ logistics, khai thác dầu khí, giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ cung cấp điện, nước sinh hoạt, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản..

 

 

Phạm Thoa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline