Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 04:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Khai thác lợi thế xuất khẩu hồ tiêu tại thị trường khu vực EU

Thứ hai, 24/06/2024 16:06

TMO - Thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam cần tiếp tục khai thác những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để gia tăng xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường các nước thuộc khu vực Liên minh châu Âu (EU).

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, với riêng thị trường EU, Hiệp định EVFTA được ký kết ngày 1/8/2020 đã cho phép áp dụng thuế suất 0% đối với các dòng thuế về hồ tiêu và gia vị. Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong 4 tháng đầu năm, EU đã nhập khẩu 18.474 tấn hồ tiêu từ thị trường ngoại khối trị giá 83,7 triệu EUR, tăng 22,9% về lượng và 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý 4 tháng đầu năm, EU đã nhập khẩu tổng cộng 11.359 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với trị giá hơn 48,5 triệu EUR, tăng 25,1% về lượng và 32,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Với khối lượng đạt 11.359 tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 61,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực, Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại EU trong 4 tháng đầu năm.

Nhập khẩu hồ tiêu của EU từ các thị trường khác cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm như: Brazil đạt 3.443 tấn, tăng 25,3%; Indonesia đạt 1.384 tấn, tăng 32,2%; Ấn Độ đạt 952 tấn, tăng 9,9%. Theo Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), châu Âu không sản xuất hồ tiêu nên tiêu thụ của khu vực chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. 

Cơ quan này cũng cho biết, có đến 95% lượng hồ tiêu nhập khẩu vào EU được tiêu thụ tại các nước trong khu vực và chỉ 5% trong số đó được tái xuất sang các nước ngoài châu Âu. Tiêu thụ tiêu đen tại châu Âu được cho là sẽ tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, với mức tăng dự kiến vào khoảng 0,5% năm 2023 và 1,8% trong năm 2024.

Nông dân tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thu hoạch hồ tiêu. 

Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, EU là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.  Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, ngành hồ tiêu phải đi theo hướng sản xuất bền vững, giới chuyên gia nhận định, ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu yêu cầu các chứng nhận đảm bảo sản phẩm có tính bền vững.Thời gian qua, yêu cầu và quy định của thị trường EU về rào cản phi thuế quan tiếp tục gia tăng và ngày càng khắt khe.

Thị trường này cũng liên tục có những cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như gia tăng tần suất kiểm soát và siết chặt quy định mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất Oxamyl áp dụng đối với một số nông sản đối với thực phẩm nói chung, trong đó bao gồm cả gia vị của Việt Nam. 

Do đó, để tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường các nước khu vưc EU, các doanh nghiệp có thể xem xét ở góc độ tổng thể như cải thiện nhà máy và cơ sở chế biến, quy trình sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm; cập nhật thông tin thị trường bao gồm các ưu đãi thuế quan, yêu cầu kiểm dịch và an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, các tiêu chí tăng trưởng xanh. Trong đó, toàn bộ chuỗi giá trị, các khâu sản xuất phải được đề phòng rủi ro, truy xuất nguồn gốc, tem nhãn của sản phẩm đều phải công khai, minh bạch.   

Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, hiện ước tính sản lượng tiêu năm 2024 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 170.000 tấn, giảm 10% so với năm trước. Đây cũng là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Nguyên do, nhiều nông dân chặt bỏ cây hồ tiêu khi giá rớt cách đây 4 năm trước (giá tiêu xuống chỉ 40.000 đồng/kg) để trồng những cây có lợi ích kinh tế hơn như sầu riêng, cà phê... Sản lượng hồ tiêu toàn cầu trong năm 2024 dự kiến đạt khoảng 465.000 tấn, giảm 1,2% so với năm ngoái.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu dự kiến đạt tới 529.000 tấn, vượt 64.000 tấn so với sản xuất. Điều này khiến cho lượng tồn kho tiếp tục sụt giảm xuống còn 428.000 tấn, mức thấp nhất trong 6 năm qua. Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, thời gian tới giá tiếp tục tăng, sẽ giúp ngành hàng hồ tiêu cán mốc 1 tỷ USD xuất khẩu trong năm nay.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline