Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 10/05/2024 18:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 10/05/2024

Khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên rừng

Thứ tư, 04/10/2023 20:10

TMO - Ngoài tiềm lực về tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, biển, tài nguyên khoáng sản, hiện nay, nguồn sinh khối lớn nhất của Việt Nam là rừng với tổng diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.745.201 ha, trong đó, rừng tự nhiên là 10.171.757 ha; Rừng trồng là 4.573.444 ha.

Các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đã tương đối đầy đủ và rõ ràng, cho phép người dân, doanh nghiệp khai thác kinh tế nhằm mục tiêu bảo vệ rừng hiệu quả và phát triển rừng bền vững đối với một số loại rừng. Một số địa phương đã ban hành quy định tạm thời cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang phát triển nhanh và ổn định, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đồ gỗ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu bền vững. Hàng năm nước ta sử dụng khoảng 35 triệu m3 gỗ rừng trồng; nhập khẩu 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn. Diện tích rừng trồng sản xuất đáp ứng gần 80% nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu trong chế biến.

(Ảnh minh họa) 

Theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn năm 2050, ngành lâm nghiệp phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản từ 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025, 23 đến 25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu trồng rừng sản xuất từ khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030; trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với các loài cây bản địa, quý, hiếm: bình quân 4.000 - 6.000 ha/năm; phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: bình quân 15.000 ha/năm;

Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng phấn đấu đạt 35 triệu m3 vào năm 2025, 50 triệu m3 vào năm 2030; Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật; tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm; Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 - 2025, trên 01 triệu ha giai đoạn 2026 – 2030; Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần và đến năm 2030 tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Về xã hội, Chiến lược đặt mục tiêu tỷ lệ lao động làm việc trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; bảo đảm bình đẳng giới; Đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; Đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,0%; đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước.

Về môi trường, phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến 43%, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định; xây dựng một Việt Nam xanh; Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững; giai đoạn 2021 - 2025 có 10% và giai đoạn 2026 - 2030 có 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đảm bảo an ninh môi trường.

Tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững đất nước; Phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn mới giàu, đẹp và văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh; Quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết tham gia...

Theo các chuyên gia, các loại rừng đều phát huy giá trị kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp. Rừng trồng sản xuất là nguồn nguyên liệu quan trọng của chuỗi giá trị lâm sản trong nước và toàn cầu. Lâm sản ở đây gồm cả lâm sản gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Phấn đấu đến năm 2030, diện tích rừng trồng sản xuất đạt 3,6 triệu ha, tăng thêm so với hiện nay khoảng 0,6 triệu ha. Sự hiện diện của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng gỗ lớn, cao sản, chu kỳ dài cũng tạo ra nguồn thu quan trọng từ dịch vụ môi trường rừng hoặc từ các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản theo phương thức tích hợp giá trị. Rừng tự nhiên được định hướng là đóng cửa đến năm 2030 hoặc dài hơn, nhưng phát huy giá trị kinh tế của loại rừng này thông qua bảo tồn có khai thác, tức là giữ lại cây gỗ, nhưng khai thác lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường của loại rừng này. Khái quát lại, giá trị kinh tế của từng loại rừng sẽ được khai thác với hình thức và mức độ ưu tiên khác nhau, nhưng điểm chung là các giá trị đó đều được tích hợp và được tối ưu hóa trong mỗi khu rừng. Phát triển kinh tế rừng là phát triển kinh tế tổng hợp. Tạo thu nhập từ rừng gắn với quá trình làm cho rừng tốt hơn và ngày càng thể hiện rõ các giá trị cốt lõi của nó, là triết lý căn bản. Phát triển kinh tế rừng nhằm tạo ra cả "tiền tệ lâm sản" và "tiền tệ sinh thái", là xu thế của thời đại.

Về giải pháp phát triển tiềm năng, thế mạnh từ rừng (kinh tế rừng) các chuyên gia nhấn mạnh bốn nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế rừng. Cụ thể: Thứ nhất - hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị lâm sản, hướng mạnh ra toàn cầu. Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và hợp tác xã lâm nghiệp "làm tổ" tại mỗi vùng nguyên liệu. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho chủ rừng; hỗ trợ cho người dân, thanh niên khởi nghiệp từ rừng. Thứ hai - phát triển bền vững nguồn nguyên liệu. Khuyến khích tiến trình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Đưa giống tốt vào sản xuất, thực hiện thâm canh và xác định chu kỳ kinh doanh hợp lý để bảo tồn và bồi bổ đất. Trồng hỗn giao, đa canh, xen canh để phòng chống dịch bệnh. Thứ ba - hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc mở rộng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó có chi trả dịch vụ thương mại carbon rừng, trao đổi, giao dịch hạn ngạch giảm phát thải và cuối cùng là phát triển "mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm" phù hợp lâu dài với sự đổi thay của thế giới và với cả bối cảnh rủi ro hay dịch bệnh khó lường.

 

 

 

BÙI HOÀNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline