Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Khai thác giá trị lễ hội và sự kiện, thúc đẩy tăng trưởng du lịch

Thứ hai, 09/10/2023 14:10

TMO - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế cần lựa chọn lễ hội, sự kiện tiêu biểu, giàu giá trị và kết nối với các điểm đến khác để hình thành tour du lịch hấp dẫn. 

Hiện nay, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế  đang là trung tâm du lịch lớn cả nước, đặc biệt là điểm sáng trong việc liên kết hoạt động phát triển du lịch. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2019, khu vực 3 tỉnh, thành miền Trung này tăng trưởng ấn tượng và vươn lên trở thành điểm đến mới của du lịch Việt Nam cũng như khu vực châu Á, với 20 - 25 triệu lượt khách du lịch/năm. Sự liên kết của 3 địa phương đã phát huy rõ nét hiệu quả và bổ sung thế mạnh tiềm năng, lợi thế cho nhau, nhất là khi "con đường di sản miền Trung" đi qua 3 địa phương với hệ thống di sản thế giới đồ sộ đã được UNESCO công nhận.

Với hệ thống giao thông thuận lợi, các sự kiện, lễ hội trọng điểm của 3 tỉnh, thành này đều thu hút đông đảo du khách. Đà Nẵng đã 2 lần được tổ chức giải thưởng du lịch thế giới công nhận là Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á (Asia's Leading Festival and Event Destination) vào năm 2016 và 2022. Ngay sau khi Chính phủ cho phép mở cửa hoạt động du lịch Đà Nẵng đã tổ chức thành công sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á – Routes Asia 2022, tiếp đó là chuỗi sự kiện như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Lễ hội Tận hưởng mùa hè; Lễ hội Du lịch golf Đà Nẵng…Nhờ các sự kiện được tổ chức thường xuyên, liên tục Đà Nẵng đã 2 lần được vinh danh là Điểm đến sự kiện Lễ hội hàng đầu châu Á, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển, tăng trưởng của du lịch Đà Nẵng.

Các sự kiện, lễ hội trọng điểm của các địa phương như Festival Huế nếu được khai thác hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. 

Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết, một dấu ấn nổi bật của Huế trong việc phát huy lợi thế các di sản, văn hóa để phát triển kinh tế, du lịch, nâng cao đời sống người dân, quảng bá hình ảnh địa phương ra thế giới chính là xây dựng và tổ chức thành công Festival Huế. Kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2000 đến nay Festival Huế đã tạo được dấu ấn rất lớn với những hoạt động văn hóa và nghệ thuật đặc sắc mang tầm quốc tế. Cùng với rất nhiều lễ hội và Festival, tại Thừa Thiên Huế cũng thường xuyên diễn ra các sự kiện từ quốc tế đến quốc gia và địa phương.

Từ những hoạt động này đã kéo theo số lượng lớn người tham gia từ nhiều nơi về địa phương và thu hút sự quan tâm của người dân, cộng đồng và giới truyền thông về sự kiện cũng như địa phương tổ chức (điểm đến). Đáng chú ý, Huế là địa phương duy nhất trên cả nước có 7 di sản được UNESCO vinh danh; là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng vùng miền, địa hình của Việt Nam gồm: rừng núi - vùng đồi - đồng bằng - đầm phá - biển.

Tuy nhiên, du lịch của 3 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung tồn tại nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư, phát triển thị trường, xúc tiến du lịch. Sản phẩm dịch vụ du lịch thiếu tính cạnh tranh, tính liên kết chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Hạ tầng dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy giá trị lễ hội, sự kiện trong phát triển du lịch.

Do vậy, ba địa phương này cần lựa chọn một vài lễ hội, sự kiện tiêu biểu, đặc sắc, giàu giá trị để đầu tư bài bản cả về nội dung, quy mô, thời gian tổ chức và kết nối với các điểm đến khác để hình thành các tour du lịch hoàn chỉnh cung cấp cho du khách. Các lễ hội này cần được lựa chọn căn cứ vào tầm quan trọng, tính chất của lễ hội, giá trị của di tích; đồng thời, căn cứ vào thời gian diễn ra lễ hội và khả năng kết nối với các điểm đến trên địa bàn tỉnh để hình thành các tour. Điều quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá lễ hội đến với du khách; nắm bắt xu hướng du lịch và nhu cầu của du khách để xúc tiến các thị trường khách phù hợp với sản phẩm; kết nối với các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tour đưa khách về lễ hội; tổ chức đa dạng các dịch vụ phục vụ khách.

Đà Nẵng tăng cường khai thác lợi thế về lễ hội, sự kiện, đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong khu vực, đưa miền Trung trở thành trung tâm du lịch trên cả nước. 

Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định thời gian gần đây những sự kiện quốc tế như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival Huế, Festival di sản Quảng Nam... đã đưa miền Trung trở thành trung tâm du lịch MICE cả nước. Để phát huy các giá trị của sự kiện và lễ hội, các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các sản phẩm du lịch, cần hỗ trợ các vùng đất có những lễ hội, hoặc những hoạt động văn hóa truyền thống có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo của vùng, miền. Cần tăng cường hỗ trợ những địa phương này để có những lễ hội, sự kiện phù hợp.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã định hướng việc phát triển sản phẩm du lịch cần phát huy thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên cũng như tăng cường liên kết giữa các vùng miền, địa phương, hướng tới hình thành sản phẩm đặc trưng theo từng vùng du lịch. Khu vực miền Trung có rất nhiều thế mạnh cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên.

Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam là 3 địa phương nối liền với chiều dài chỉ chừng vài trăm cây số nhưng hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một trung tâm động lực phát triển du lịch của cả nước. Những năm qua, 3 địa phương này trở thành điểm đến hấp dẫn đối với rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đó là những tinh hoa văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực độc đáo, từ cố đô Huế cổ kính với nhã nhạc cung đình cho đến những bãi biển trải dài của Đà Nẵng cùng 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn của Quảng Nam…

Thời gian qua, liên kết phát triển du lịch xanh 3 địa phương trong vùng Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế được đẩy mạnh.  Việc Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế liên kết phát triển du lịch xanh được kỳ vọng sẽ giúp phát huy tiềm năng du lịch của các địa phương; xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới theo hướng xanh, bền vững, tạo sức hấp dẫn của điểm đến; góp phần quảng bá hình ảnh du lịch 3 địa phương với thông điệp “Du lịch xanh - Kết nối và phát triển”.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline