Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 08:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Khắc phục tồn tại, hạn chế trong thu gom, xử lý rác thải

Thứ tư, 05/07/2023 07:07

TMO - Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết kịp thời để nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Thành phố quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố ngày được cải thiện, tỷ lệ được thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị đạt xấp xỉ 100%, khu vực nông thôn đạt hơn 90% (đạt và vượt mục tiêu theo quy hoạch đến năm 2030: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 80% - 95%).

Các cấp chính quyền đã thực hiện  các giải pháp cấp bách nhằm cải tạo hạ tầng các khu xử lý đáp ứng hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận đảm bảo an toàn chôn lấp rác, xử lý nước rác; đôn đốc tiến độ hoàn thành các nhà máy xử lý rác công nghệ hiện đại đốt và thu hồi năng lượng để phát điện (Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã được cấp phép cho giai đoạn 1, 2 với công suất tiếp nhận rác, xử lý đốt rác phát điện khoảng 3.000 tấn/ngày).

Phương tiện thu gom rác thải trên địa bàn thành phố chưa phù hợp với đổi mới công nghệ; thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. 

Cùng với kết quả đã đạt được, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết. Theo đó, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 còn nhiều khó khăn với các yêu cầu về phân loại rác, thay đổi phương pháp tính giá dịch vụ xử lý rác theo thể tích hoặc khối lượng; những yêu cầu đổi mới cần được đưa vào gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn các quận, huyện được thực hiện từ năm 2024 để đạt hiệu quả trong công tác thu gom và vận chuyển rác.

Việc điều chỉnh Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô tích hợp trong Quy hoạch chung còn chậm; chưa đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng với phương thức thu gom như: phương tiện thu gom phù hợp với đổi mới công nghệ; cần thêm các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. Việc kêu gọi và đầu tư các nhà máy đốt rác phát điện cần đáp ứng được tiến độ và chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp sang đốt rác có thu hồi năng lượng phát điện, giảm thiểu quãng đường vận chuyển rác đảm bảo theo phân vùng trong quy hoạch.

Bên cạnh đó, địa bàn thành phố có hàng chục doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vốn nhà nước tham gia thu gom, xử lý rác thải. Với năng lực của từng doanh nghiệp, việc thu gom, xử lý rác thải được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, còn tồn tại một số bất cập. Trong đó, phương tiện thu gom chưa phù hợp với đổi mới công nghệ; thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. Việc điều chỉnh quy hoạch chất thải rắn Thủ đô tích hợp trong quy hoạch chung còn chậm; chưa đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng với phương thức thu gom.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố, Thành ủy yêu cầu các cấp, ngành của Thành phố tiếp tục chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Qua đó làm cơ sở pháp lý để UBND Thành phố ban hành Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức, đơn giá, giá dịch vụ vệ sinh môi trường phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường.

Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao vai trò, chịu trách nhiệm quản lý VSMT trên địa bàn đúng theo phân cấp; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đổ trộm, trộn lẫn chất thải. Đồng thời, quản lý chặt chẽ năng lực các đơn vị duy trì VSMT và xem xét, đề xuất, giải quyết kịp thời các khó khăn của đơn vị nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Chủ động các nội dung về tiêu chí và điều kiện pháp lý trong việc lựa chọn nhà thầu trong giai đoạn 2024 – 2025.

Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực quản lý về xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT sớm ban hành hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, thành phố đề xuất giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị thu gom, đảm bảo tính đủ, tính đúng trong vận chuyển, thu gom xử lý chất thải trên địa bàn... 

Về định hướng về giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải, theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, cần chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phù hợp với hướng dẫn của Bộ TN&MT dự kiến ban hành trong năm 2023, mục tiêu trong năm 2025 triển khai trên địa bàn thành phố. Trước mắt, thành phố chỉ đạo xây dựng và thí điểm mô hình đổi mới công nghệ kết hợp với phân loại rác thải tại nguồn 5 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Nam Từ Liêm song song với việc xây dựng, ban hành các quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, thị xã Sơn Tây đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn công tác vận hành các khu xử lý rác thải. Ảnh: NT. 

Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát hiện trạng quản lý vận hành các Khu xử lý Nam Sơn, Xuân Sơn; tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo chủ động tiếp nhận, xử lý khối lượng rác thải đến năm 2025 trong điều kiện các dự án đốt rác phát điện còn chưa hoàn thành, đảm bảo việc tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố không bị gián đoạn.

Chỉ đạo UBND các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, thị xã Sơn Tây đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn công tác vận hành các khu xử lý; khẩn trương hoàn thành các dự án giải phóng mặt bằng vùng ảnh hưởng môi trường, giải quyết các kiến nghị của người dân. UBND huyện Ba Vì tập trung giải quyết kiến nghị người dân, phải đảm bảo thông suốt công tác tiếp nhận tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn trước ngày 10/07/2023.

Tiếp tục đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án đầu tư Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức hoàn thành giai đoạn 3 nâng công suất tiếp nhận từ 3.000 tấn/ngày lên 4.000 tấn/ngày; đẩy mạnh tiến độ thi công Nhà máy điện rác Seraphin hoàn thành tiếp nhận rác vào quý I/2024; Khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Núi Thoong vào quý IV/2023.Chỉ đạo hoàn thành các dự án hạ tầng kỹ thuật và giải phóng mặt bằng để đủ điều kiện kêu gọi đầu tư các dự án nhà máy xử lý rác tại khu vực phía Nam (Châu Can), phía Đông (Phù Đổng), phía Tây (Đồng Ké) theo quy hoạch.

Tăng cường công tác tuyên truyền để tổ chức, người dân tích cực tham gia, hưởng ứng chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; đồng thời kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, vứt rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định...

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline