Hotline: 0941068156

Thứ năm, 29/05/2025 13:05

Tin nóng

Các địa phương chủ động phương án, tập trung ứng phó thiên tai

Tổng thống Hungary: ‘Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới’

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Thứ năm, 29/05/2025

Khắc phục ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Thứ tư, 28/05/2025 06:05

TMO - Tại Hải Dương, làng nghề góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tuy nhiên cũng mang lại những thách thức về môi trường. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục  ô nhiễm.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, hiện toàn tỉnh có hàng chục làng nghề truyền thống, tập trung ở các lĩnh vực như tái chế nhựa, sản xuất gạch ngói, chế biến nông sản… Trong đó, nhiều nơi phát sinh khí thải, nước thải và chất thải rắn vượt quy chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Để khắc phục, tỉnh đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại một số làng nghề trọng điểm, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường.

Cùng với đó, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Hải Dương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và hộ sản xuất về việc giữ gìn môi trường sống, hướng tới phát triển bền vững các làng nghề, gắn bảo tồn truyền thống với bảo vệ môi trường sinh thái.

Được biết, nghề làm bánh đa ở phường Tứ Minh (TP.Hải Dương) có từ lâu, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Đến cuối năm 2024, trên địa bàn phường có 11 cơ sở sản xuất quy mô lớn. Hằng ngày, mỗi cơ sở sản xuất hàng tạ bánh đa cung cấp ra thị trường. Nhiều lò đốt thải khói gây ô nhiễm không khí. Có gia đình đổ nước ngâm gạo ra cống, rãnh làm ô nhiễm nguồn nước.

Để giải quyết tình trạng này, năm 2024, Đảng ủy phường Tứ Minh ban hành nghị quyết chuyên đề xử lý ô nhiễm với các cơ sở sản xuất mỳ gạo. UBND phường thành lập đoàn kiểm tra, chỉ ra hạn chế về môi trường, đất đai, phòng cháy, chữa cháy và yêu cầu cơ sở vi phạm khắc phục hạn chế trước ngày 30/9/2024.

Các làng nghề có từ lâu đời, giúp kinh tế người dân ổn định nhưng cũng mang lại những thách thức trong bảo vệ môi trường. (Ảnh: MD). 

Theo chia sẻ của một số người dân trên địa bàn thành phố Hải Dương, với nghề làm bánh đa hàng chục năm nay, người dân đã mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, lắp đặt trạm biến áp 220 kV để chủ động nguồn điện, sử dụng dây chuyền tráng, hấp bánh đa tự động. Nước thải từ ngâm gạo được thu gom vào hầm bioga…

Tổng kinh phí chuyển đổi sản xuất trên 2 tỷ đồng. Nếu trước đây, khói thải từ lò làm bánh đa gây ô nhiễm môi trường thì giờ, nhờ có công nghệ hiện đại lượng khói đã được xử lý góp phần bảo vệ môi trường để thúc đẩy sản xuất bền vững, lâu dài.

Mặc dù nhiều cơ sở sản xuất đã đẩy mạnh bảo vệ môi trường, tuy nhiên chưa triệt để, một số đơn vị vẫn còn để xảy ra vi phạm. Trước đó, vào năm 2024 UBND TP Hải Dương đã xử phạt 11 cơ sở, mỗi cơ sở 32,5 triệu đồng, yêu cầu đến ngày 31/12/2024 phải khắc phục triệt để, nếu không phải dừng hoạt động. Lãnh đạo UBND phường Tứ Minh cho biết sau khi UBND TP Hải Dương áp dụng biện pháp mạnh, đến nay đã có 8 cơ sở dừng hoạt động, 3 cơ sở chuyển sang dùng điện để sản xuất bánh đa, đồng thời áp dụng các biện pháp thu gom, xử lý nước thải.

Môi trường làng nghề ở Tứ Minh đã cải thiện đáng kể. Cùng với phường Tứ Minh, tại xã Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc) có 4 làng chuyên sản xuất giầy da, rác thải trung bình khoảng 500 kg/ngày.  Trước đây, UBND xã Hoàng Diệu quy hoạch bãi rác rộng 2.000 m2 ở thôn Trúc Lâm để chứa rác thải làng nghề.

Do sử dụng lâu ngày nên bãi rác đã đầy, nhiều khi người dân đốt rác gây ô nhiễm môi trường. Năm 2022, UBND xã Hoàng Diệu ký hợp đồng với Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh xử lý rác thải làng nghề. Khoảng 90% lượng rác được thu gom xử lý, phần còn lại chuyển về bãi rác thôn Trúc Lâm.

Còn tại huyện Bình Giang, nghề cơ khí ở xã Tráng Liệt cũ đã được di chuyển ra cụm công nghiệp Tráng Liệt. Cùng với đó, làng nghề bún Đông Cận, xã Gia Tiến (huyện Gia Lộc) cũng đã được một tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ năm 2019.

Gần đây, tình trạng ô nhiễm ở Phú Lộc được khắc phục đáng kể. Các hộ nấu rượu, nuôi lợn đầu tư khoảng 600 hầm biogas xử lý nước thải, chất thải. UBND xã xây dựng kênh mương thu gom nước thải, vận động người dân áp dụng kỹ thuật mới để nấu rượu, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, khép kín...

Đại diện Hợp tác xã Vệ sinh môi trường xã Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc), từ khi được vận chuyển rác về nhà máy xử lý, bãi rác thôn Trúc Lâm không còn tình trạng ùn ứ, đốt rác bữa bãi. Với những giải pháp thiết thực, môi trường ở một số làng nghề của Hải Dương từng là 'điểm nóng' trước đây đã cải thiện.

Theo UBND tỉnh, Hải Dương hiện có 60 làng nghề, trong đó 52 làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường, 44 làng nghề đã thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường.

Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Quản lý môi trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường), những năm gần đây, UBND tỉnh, chính quyền cấp huyện và một số tổ chức có nhiều giải pháp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường từ các làng nghề. Ngoài ra, do thị trường gặp khó khăn nên quy mô một số làng nghề bị thu hẹp, tình trạng ô nhiễm giảm.

Hải Dương đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. 

Thời gian qua, để khắc phục được nhiều hạn chế về môi trường ở các làng nghề, tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo từ các cơ quan chức năng cho đến chính quyền địa phương, thực hiện các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Đặc biệt, có biện pháp, công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn theo quy định của pháp luật. Hiện đã có 2 làng nghề của Hải Dương đã khắc phục được nhiều hạn chế về môi trường.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây, ngoài việc thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường, tăng cường tuyên truyền các hộ thực hiện phương án bảo vệ môi trường, UBND các địa phương đã cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, vận động các hộ sản xuất, đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô lớn không chăn nuôi trong khu vực dân cư.

Đáng chú ý, tỉnh Hải Dương chuẩn bị triển khai dự án xử lý nước thải công nghệ Hà Lan gần 1.500 tỷ đồng. Dự án Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ được triển khai tại TP Chí Linh, Kinh Môn, thị trấn Gia Lộc, thị trấn Lai Cách, thị trấn Nam Sách.

Dự án đã nằm trong kế hoạch đầu tư công của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025 và được chuyển tiếp trong giai đoạn 2026 – 2030, đã được bố trí nguồn kinh phí thực hiện. UBND tỉnh Hải Dương cũng đã phân công Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh chịu trách nhiệm triển khai dự án.

Mục tiêu của dự án là thu gom 75% nước thải sinh hoạt và 100% nước thải cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong vùng. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả. Dự án bảo đảm tiếp cận công bằng cho mọi nhóm dân cư, kể cả hộ nghèo và đối tượng dễ tổn thương.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Hải Dương đã đưa dự án thu gom, xử lý nước thải tại các làng nghề vào quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023.

Trong thời gian tới, các cấp chính quyền TP.Hải Dương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở tự giác tháo dỡ lò đốt, ống khói; tăng cường công tác tuần tra, giám sát việc chấp hành của các cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm nhằm bảo vệ môi trường an toàn, bền vững.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline