Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Indonesia nỗ lực bảo vệ nguồn nước

Thứ bảy, 24/02/2024 11:02

TMO - Với tư cách là nước chủ nhà Diễn đàn Nước thế giới lần thứ 10 (WWC-10), dự kiến diễn ra từ ngày 18-23/5/2024, Indonesia chủ trương tận dụng động lực này để tìm kiếm cơ hội hợp tác nhằm cải thiện các dịch vụ nước sạch trên cả nước.

Mặc dù Chỉ số chất lượng môi trường (EQI) năm 2023 của Indonesia được ghi nhận là cải thiện tích cực, đạt 72,54 trên thang điểm 100 và đã đạt được mục tiêu quốc gia, nhưng việc đáp ứng nhu cầu về nước sạch và nước uống thực sự trở thành vấn đề nan giải chưa được giải quyết ở đất nước này. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng chưa đủ để kịp xử lý nước uống và thiết lập đường ống dẫn nước sạch trên phạm vi lớn. Phạm vi dịch vụ nước máy tại đất nước có tổng dân số 267 triệu dân chỉ vào khoảng 21,69%.

Việc đáp ứng nhu cầu về nước sạch và nước uống thực sự trở thành vấn đề nan giải chưa được giải quyết ở Indonesia do cơ sở hạ tầng chưa đủ để kịp xử lý nước uống và thiết lập đường ống dẫn nước sạch trên phạm vi lớn. Các địa phương vẫn còn sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt và nước uống đóng chai đã trở thành một thói quen phụ thuộc của người dân thủ đô. 

Người dân Jakarta lấy nước từ một bể chứa. 

Trước đó, theo Kế hoạch phát triển quốc gia trung hạn 2020-2024, Indonesia đặt mục tiêu đưa 10 triệu liên kết đường ống dẫn nước sạch đến các hộ gia đình. Để làm được điều này, cần khoảng 123.400 tỷ rupiah (hơn 8 tỷ USD), trong khi dự kiến ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2024 chỉ có thể đáp ứng 17% (tương đương khoảng 21.000 tỷ rupiah); 13% từ ngân sách địa phương và 70% còn lại cần kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác nhau. Với những thách thức như vậy, với tư cách là nước chủ nhà, Indonesia kỳ vọng WWC-10 sẽ trở thành động lực và cơ hội thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nguồn nước sạch cho quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này.

Cơ quan thống kê trung ương Indonesia cho biết, mức độ bao phủ của dịch vụ nước sạch tại thủ đô Jakarta chỉ đạt 65,85%, trên tổng dân số Jakarta là hơn 11 triệu người. Phần còn lại phải dựa vào nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác nước ngầm không kiểm soát, Indonesia lại đối mặt với rủi ro sụt lún đất.  Tại Jakarta, việc khai thác nước ngầm khiến thành phố này sụt 26cm mỗi năm, qua đó trở thành một trong những siêu đô thị chìm nhanh nhất trên thế giới với hơn 90% khu vực ven biển của Jakarta đã nằm dưới mực nước biển.

Nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng và bảo vệ các thành phố khỏi tình trạng sụt lún đất, trong một quy định sẽ có hiệu lực vào năm 2027, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản yêu cầu tất cả các hộ gia đình và pháp nhân khai thác ít nhất 100m3 nước ngầm hoặc nước sông mỗi tháng phải xin giấy phép liên quan tới kế hoạch khai thác và sử dụng nước ngầm, bằng chứng về quyền sở hữu đất đai, cam kết đào giếng, nỗ lực khôi phục nguồn cung cấp nước ngầm…Indonesia đã bắt tay thực hiện dự án đập, tiến tới xây dựng 57 đập mới vào năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia thủy văn lại lo ngại các con đập sẽ có nguy cơ kéo theo những mất mát mới về rừng và đất nông nghiệp.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline