Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/07/2025 07:07

Tin nóng

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Thứ bảy, 19/07/2025

Indonesia: Bố trí hệ thống làm việc kết hợp để giảm ô nhiễm không khí

Thứ ba, 15/08/2023 07:08

TMO - Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng cần khuyến khích nhiều văn phòng thực hiện chế độ làm việc kết hợp bao gồm làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà để giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn.

Hiện chất lượng không khí một số khu vực Jakarta, Bogor-Depok-Tangerang (Jabodetabek) rất xấu. Vào ngày 12/ 8, chất lượng không khí ở mức 156-không tốt cho sức khỏe. Mùa khô kéo dài và việc sử dụng năng lượng từ than đá là các nguyên nhân gây ra chất lượng không khí ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực này. Mùa khô kéo dài trong 3 tháng qua đã dẫn đến sự gia tăng nồng độ ô nhiễm cao và khí thải từ các hoạt động giao thông và công nghiệp ở Jabodetabek, đặc biệt là những hoạt động sử dụng than trong ngành sản xuất.

Tuần qua, Thủ đô Jakarta của Indonesia đã trở thành thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới. 

Tổng thống Indonesia cho biết, trước mắt, các bộ liên quan và các cơ quan chính phủ ngoài bộ can thiệp vào việc cải thiện chất lượng không khí ở Jabodetabek. Một trong những biện pháp đó là tạo mưa nhân tạo ở khu vực Jabodetabek và các giải pháp giảm lượng phát thải ở khu vực này. Tổng thống cũng yêu cầu tăng số lượng không gian xanh mở (RTH) trong khu vực, yêu cầu chuẩn bị ngay lập tức ngân sách cho việc cung cấp không gian xanh mở cho người dân.

Trong trung hạn, chính phủ sẽ nhất quán thực hiện các chính sách giảm sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang phương tiện giao thông chuyên chở khối lượng lớn. Về lâu dài, Indonesia cần tăng cường các biện pháp giảm tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc giám sát phải được thực hiện trong các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất điện, đồng thời tăng cường nhận thức của người dân giảm lượng khí thải.

Trong tuần qua, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác như Riyadh (Saudi Arabia), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan). Loại bụi mịn kích thước siêu nhỏ này có thể xâm nhập vào đường thở gây ra các vấn đề về hô hấp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khoảng 30 triệu người dân trong khu vực.

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline