Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ năm, 24/04/2025

Hưng Yên: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao

Thứ ba, 22/04/2025 06:04

TMO - Những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế góp phần  nâng cao thu nhập cho nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Quyết định số 1605/QĐ-UBND  ngày 29/7/2024, trong giai đoạn 2021-2025, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên dự kiến là gần 51,4 nghìn héc-ta và giảm xuống còn hơn 44,4 nghìn héc-ta vào năm 2030. Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 41,5 nghìn héc-ta lên hơn 48,5 nghìn héc-ta vào năm 2030. Đây là sự điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Bên cạnh đó, để phát huy hiệu quả trong canh tác nông nghiệp, Hưng Yên đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo nguồn thu ổn định, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương. Nhờ đó, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh có  bước tăng trưởng khá, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và bước đầu đã tạo được sự liên kết trong sản xuất.  Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 héc-ta canh tác của tỉnh từ hơn 173 triệu đồng/héc-ta năm 2017 lên 245 triệu đồng/héc-ta năm 2024.

Nhiều mô hình chuyển đổi đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, đồng thời là điển hình để nông dân các địa phương học tập kinh nghiệm. Trong đó, mô hình chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập trung bình từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/héc-ta/năm, đặc biệt mô hình chuyển sang sản xuất hoa chậu, cây cảnh tại các xã: Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang) cho thu nhập 1,5 - 3 tỷ đồng/héc-ta.

Mô hình chuyển đổi từ trồng ngô, đậu đỗ... sang sản xuất giống cây ăn quả ở các huyện Khoái Châu, Kim Động... cho thu nhập bình quân 1 - 1,5 tỷ đồng/héc-ta/năm... Lãnh đạo UBND huyện Văn Giang cho biết, thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả cao, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, qua đó đã hình thành một số vùng nguyên liệu tập trung như: Vùng sản xuất hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao tại xã Xuân Quan, xã Phụng Công với tổng diện tích trên 350 héc-ta...

Đến hết năm 2024, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 2,1 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây công trình cho giá trị kinh tế cao. Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã nâng cao giá trị thu nhập một héc-ta canh tác của huyện năm 2024 đạt 416 triệu đồng. Đánh giá hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức sản xuất và tư duy sản xuất của nông dân, trong đó chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia đình sang sản xuất tập trung theo qui mô lớn, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các mô hình chuyển đổi đã từng bước chuyển theo hướng có tổ chức, sản xuất an toàn, bền vững. Các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quan tâm, đầu tư theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Thời gian tới, để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Môi trường định hướng một số giải pháp để các địa phương thực hiện.

Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ưu tiên chuyển đổi trước đối với những diện tích cấy lúa hiệu quả thấp và những diện tích trồng cây hằng năm (ngô, đậu, đỗ...) ở ngoài bãi sông Hồng, sông Luộc, trong đó trọng tâm chuyển đổi gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Hưng Yên xác định mở rộng diện tích trồng giống Vải trứng Hưng Yên khoảng 800-1.000 ha trong giai đoạn 2021-2025. 

Nhóm cây ăn quả lâu năm, phát triển theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Tập trung ghép cải tạo bằng những giống nhãn chín sớm, giống nhãn cổ (cùi cổ, đường phèn...) đặc sản hoặc những giống nhãn đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

Mở rộng diện tích trồng vải trứng Hưng Yên, vải lai chín sớm Hưng Yên, ghép cải tạo giống vải trứng Hưng Yên... trên gốc cây vải lai. Nhóm hoa, cây cảnh, sản xuất cây giống cần chuyển đổi ở những chân ruộng cao, chất đất từ khá đến tốt; 100% diện tích sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh của vùng sản xuất tập trung từ 5 héc-ta trở lên và thực hiện theo chuỗi bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân, ngay từ năm 2020, tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 2147/QD-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu nhằm tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những diện tích cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung nhằm phát huy hiệu quả các lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và phù hợp với điều kiện canh tác, thế mạnh của từng địa phương góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Trong đó, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2021-2025 là 4.770 ha, trong đó: chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm là 1.093 ha, trồng cây ăn quả lâu năm là 3.167 ha và nuôi trồng thủy sản, kết hợp trồng lúa là 510 ha. Định hướng đến năm 2030: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoảng 2.100 ha.

Nhóm cây ăn quả lâu năm: đến năm 2025, dự kiến diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là 17.500 ha. (cây vải mở rộng diện tích trồng giống Vải trứng Hưng Yên khoảng 800-1.000 ha, ngoài ra ghép cải tạo giống vải trứng Hưng Yên trên gốc cây Vải lai để nâng cao chất lượng, phấn đấu đến năm 2025 diện tích vải đạt khoảng 2.000 ha. Tập trung tại các huyện Phù Cừ và Ân Thi).

Nhóm hoa, cây cảnh, sản xuất cây giống: Mở rộng diện tích trồng hoa khoảng 700-800 ha, cây cảnh khoảng 200-300 ha, chuyển đổi ở những chân ruộng cao, chất đất từ khá đến tốt tập trung tại các huyện: Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Kim Động, Yên Mỹ và thành phố Hung Yên... Dự kiến diện tích hoa đến năm 2025 là 1.500 ha; cây cảnh là 1.000 ha.

Nhóm cây dược liệu: Mở rộng khoảng 200-300 ha, chuyển đổi ở những chân ruộng cao, chất đất tốt tập trung tại các huyện Văn Lâm, Khoái Châu, Kim Động... diện tích đến năm 2025 khoảng 800 ha.

Nhóm cây rau, quả thực phẩm và cây ăn quả hàng năm: Ưu tiên chuyển đổi ở chân ruộng có chất đất khá, thuận lợi tiêu, thoát nước tập trung tại các huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Ân Thi, Phù Cừ... Về trồng lúa kết hợp nuôi thả thủy sản, thủy cầm: Bố trí chuyển đổi những chân ruộng trũng, khó thoát nước nhưng có nguồn nước tốt chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp nuôi thả thủy cầm, trồng rau màu, cây ăn quả hàng năm trên bờ để nâng cao hiệu quả kinh tế…/

 

 

Bích Thuỷ

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline